Ukraine: Cựu Thủ tướng Tymoshenko tin sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội tới

17/12/2005 17:08 GMT+7

Cuộc cách mạng cam đưa V.Yushchenko lên làm Tổng thống ngày 23/1/2005. Ngày 4/2/2005, Quốc hội Ukraine đã thông qua thành phần chính phủ mới do bà Yulia Tymoshenko, một đồng minh thân cận, đồng Chủ tịch "Liên minh sức mạnh nhân dân" thủ lĩnh khối Tymoshenko làm thủ tướng. Đây là thủ tướng thứ 13 của Ukraine trong 14 năm độc lập, tách rời khỏi Liên bang Xô Viết cũ.

Mục tiêu của chính quyền mới là xây dựng Ukraine trở thành nhà nước châu u dựa trên những giá trị tự tôn dân tộc, tự do, công bằng, luật pháp và dân chủ: xây dựng Ukraine theo mô hình châu u và tiêu chuẩn châu u.

Như chúng ta đã biết, nữ Thủ tướng Tymoshenko 44 tuổi, có một sức hút chính trị hấp dẫn. V.Yushchenko và Tymoshenko đã cùng đứng chung trong hai lực lượng "Ukraine của chúng ta" và khối Tymoshenko tập hợp "Liên minh sức mạnh nhân dân" đã làm khuynh đảo chính trường Ukraine bằng các cuộc mít tinh và biểu tình lớn với hàng trăm nghìn người tại Quảng trường Độc Lập ở trung tâm Kiev, phản đối kết quả bầu cử vòng II giữa V.Yushchenko và thủ tướng lúc bấy giờ là Yanukovich.

Dư luận báo chí nước ngoài ở Ukraine cho rằng về tầm thước và hình ảnh của một Tymoshenko trẻ trung và hùng biện, và có công chúng vượt ra ngoài những tính toán ở chính trường Ukraine lúc này là không có lợi cho việc chuẩn bị cuộc bầu cử quốc hội sắp tới. Mới đây nhất bà lại đưa ra đề nghị Tổng thống V.Yushchenko thừa nhận quyết định bãi nhiệm chính phủ của bà là sai lầm. Bà nói với hãng thông tấn Reuters rằng khối liên minh của bà sẽ tiến hành một "chiến dịch tranh cử hùng hậu" và sẽ chiếm đa số trong Quốc hội vào năm 2006. Bà tin tưởng rằng liên minh của bà trong quốc hội mới sẽ do bà đứng đầu, sẽ có đủ quyền để xây dựng chính quyền và thể chế chính trị của đất nước. Tymoshenko nói rằng đảng của V.Yushchenko không được mấy ai biết tới và nhìn chung rất khó có thể chiếm nổi 3% số ghế trong lần bầu cử quốc hội tới.

Cuộc cách mạng cam, tên gọi của khối "Sức mạnh nhân dân" đã không công nhận cuộc bầu cử vòng 2 với kết quả ông V.Yanukovich chiến thắng sát nút 49,46% phiếu, V.Yushchenko 46,61% phiếu. Bầu lại vòng 2 đi liền với cải cách chính trị chuyển từ chế độ Tổng thống Nghị viện sang Nghị viện Tổng thống đáp ứng cả yêu cầu của 2 phái. Cuộc bầu cử lại với chiến thắng thuộc về V.Yushchenko (được 51,99% phiếu), Yanukovich thất bại với 44,11% phiếu bầu.

Kết quả cuộc bầu cử đã làm hài lòng phe đối lập được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ qua các cuộc biểu tình, mít tinh được tổ chức bài bản, trong khi phe chính quyền chia rẽ quốc hội, ủy ban bầu cử trung ương và cựu Tổng thống Kuchma đã thông qua các quyết định đều bất lợi cho Yanukovich.

...và cựu Thủ tướng Tymoshenko nay chuyển sang thế đối đầu - (Ảnh: AP)

Kể từ khi V.Yushchenko nhậm chức Tổng thống, dư luận cũng như chính quyền có những nhận xét và đánh giá khá mâu thuẫn: Tổng thống thì cho rằng Ukraine có tự do ngôn luận và tính độc lập của báo chí cao hơn, bước đầu có thành quả chống đói nghèo, rút quân khỏi Iraq, thỏa thuận đầu tư tín dụng 2 tỉ euro; mặt hạn chế theo Tổng thống là tốc độ tăng trưởng chậm, gánh nặng ngân sách cho các vấn đề xã hội và lạm phát cao.

Chỉ riêng tốc độ tăng trưởng chậm và chi ngân sách cho vấn đề xã hội quá lớn (năm 2003 tăng trưởng 5,3%, năm 2004: 13,5%, năm 2005 còn 2,8%) và do muốn gây ảnh hưởng chính trị cho cuộc bầu cử tới vào tháng 3.2006, nên đầu tư ngân sách cho vấn đề xã hội đến 80% là quá lớn so với một nền kinh tế còn nhiều bất cập như Ukraine. Mùa đông sắp tới, vấn đề năng lượng sẽ rất quyết định cho cử tri, nếu chính sách của Ukraine được định hướng có sự hợp tác với Nga như trước (giá dầu mua của Nga 50 USD/tấn), nay thì nước này phải mua với giá rất cao là 160 USD/tấn.

Những vấn đề chính trị hiện nay thật là nan giải đối với Tổng thống. Bà Tymoshenko, nguyên Thủ tướng, nhà hùng biện, năm ngoái đã góp phần rất lớn đưa ông V.Yushchenko lên chiếc ghế tổng thống, nay đương nhiên trở thành đối lập. Bà cho rằng Tổng thống đã 3 lần phản bội bà, một là khi bà còn làm Phó thủ tướng, sau đó ông gọi phong trào "Ukraine không Kuchma" do bà lãnh đạo là phong trào "phát-xít" và tiếp diễn là những ngày vừa qua với các biểu hiện trong nội bộ phe Tổng thống dẫn đến bà không còn giữ chiếc ghế thủ tướng nữa. Tổng thống V.Yushchenko nói về việc bãi nhiệm gần như toàn bộ đội ngũ của mình: Thủ tướng Tymoshenko, thư ký Hội đồng An ninh quốc gia P.Poroshenko, cố vấn thứ nhất A.Tretiakob và các thành viên Hội đồng Bộ trưởng: "Họ là những người bạn của tôi, tôi có thể thẳng thắn rằng, những điều mà tôi nói dưới đây là rất khó nói và quyết định bãi nhiệm các nhân vật thân cận là việc tôi phải làm vì càng ngày tôi phải chứng kiến nhiều hơn giữa các cơ cấu chính quyền nhà nước bắt đầu từ những đối kháng tiến đến những tranh chấp nghiêm trọng". Ông nói thêm rằng "dù có khó khăn đến đâu thì tôi cũng phải chặt bỏ chiếc vòng luẩn quẩn này vì danh dự của Ukraine".

Hiện nay thì quyền Thủ tướng được chỉ định cho Tỉnh trưởng tỉnh Duhepropetrovxh là Yury Ekhanuvov. Ekhanuvov nói với báo chí tại Odessa, nơi ông tham gia hội nghị Liên đoàn chủ doanh nghiệp trong ngành vận tải biển: "Tôi có nhiệm vụ duy nhất để tất cả thành viên chính phủ tiếp tục công việc của mình là làm sao để có sự ổn định. Do đó nhiệm vụ của tôi hiện nay là thành lập chính phủ và tiến hành công việc có hiệu quả". Những dự đoán đầu tiên là giữ nguyên Bộ trưởng Tư pháp, Bộ trưởng Ngoại giao, Phó thủ tướng thứ nhất, Bộ trưởng Nội vụ, quốc phòng y tế và Bộ Thanh niên thể thao.

Tuy nhiên đây chỉ là một bước khởi đầu của những thử thách khó lường đối với Tổng thống. Bà Tymoshenko thì nói rằng bà không đối lập với Tổng thống, sẽ đi một đường song song với Tổng thống nhưng để thử coi ai đến đích trước và ông Nestor Shufrich, Phó chủ tịch đảng Xã hội dân chủ Ukraine thống nhất đã đi xa hơn khi đưa ra các giả thuyết rằng các dữ kiện về tham nhũng trong cơ cấu chính quyền sẽ trở thành nguyên nhân cho sự bắt đầu của tiến trình bỏ phiếu bất tín nhiệm tổng thống.

Tổng thống V.Yushchenko đã điện đàm với Tổng thống Mỹ Bush và Tổng thống Nga Putin, nhưng cả ông Bush và ông Putin đều nhấn mạnh tới những điểm chung như Mỹ ủng hộ mọi tiến trình nhằm củng cố nền dân chủ và hình thành xã hội công dân tại Ukraine, ông Putin nói trong buổi họp báo chung với Thủ tướng Đức G.Schroeder: Tình hình Ukraine vẫn nằm trong tầm kiểm soát của tổng thống và rằng: Ukraine đang chuyển mình trong một giai đoạn phát triển không đơn giản của mình, hơn nữa điều này diễn ra ngay trước đợt bầu cử của quốc hội mới.

Nguyễn Công Khế
(Thanh Niên 19/9/2005)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.