Điều cần phải nói lại với tác giả bài báo là một luật sư

17/12/2005 14:54 GMT+7

Tôi có đọc một bài báo trên một tờ báo bạn tuần trước, qua lời của luật sư Lê Công Định nói về quyền biện hộ, quyền tố tụng, tôi chưa nghĩ đến việc tác giả đánh giá rằng nền pháp lý chúng ta còn mông muội, và loại ra khỏi ý nghĩ của mình kiểu viết này có hàm ý bênh vực có lợi cho một số bị cáo trong khi phiên tòa đang xét xử, mà tôi chỉ xin tranh cãi về mặt pháp lý, cách đặt vấn đề của bài báo.

Bài báo lại được đăng đóng khung (chữ in nghiêng) bên cạnh tin: Cơ quan cảnh sát điều tra: Luật sư Đặng Văn Luân có hành vi vu khống, làm cho tôi thấy đây là một bài chính luận nhằm nêu quan điểm không đồng tình với cơ quan tiến hành tố tụng và ít ra theo ngôn ngữ báo chí thì "để rộng đường dư luận".

Trước hết tôi tán thành một sự tranh luận đi đến cùng của một sự việc, và tôi luôn tôn trọng quan điểm của một luật sư, của một tờ báo hoặc của bất cứ một tác giả nào khác với ý kiến tôi. Có điều tôi thấy ở đây luật sư đặt ra nhiều vấn đề cần phải được nói lại, bởi vì các ý kiến đó rất xa lạ với các khái niệm cũng như nền pháp lý ở ta.

Tôi cũng đồng ý vai trò và quyền biện hộ của luật sư trước các phiên tòa là hết sức cần thiết, không ai khuyến khích một phiên tòa thiếu không khí tranh luận dũng cảm, trung thực và có trách nhiệm, vì nó thể hiện một tinh thần dân chủ và được luật pháp Việt Nam quy định.

Tôi cũng đồng ý với tác giả bài báo là "trong những nền văn minh pháp lý còn mông muội trước đây của lịch sử nhân loại, quyền công tố luôn giành được vị thế ưu thắng trên đường đua đến công lý". Thế nhưng với ý này, thì ở Việt Nam hiện nay mà cụ thể là phiên tòa xét xử "Năm Cam và đồng bọn" không phải nằm trong thời điểm "văn minh pháp lý còn mông muội trước đây" mà là một phiên tòa theo hướng cải cách tư pháp. Nói theo cách nói của những người dân dã xa xưa thì, "tay này đúng tội bắn 100 lần rồi", nhưng ở đây lại là nền "văn minh pháp lý" trong thế kỷ hội nhập này đúng như tác giả bài báo đã dẫn nên không có chuyện nêu tội bất cứ ai mà không có căn cứ, không được đưa ra trước một tòa án công khai.

Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam đã tổ chức một phiên tòa theo hướng cải cách tư pháp của Bộ Chính trị T.Ư Đảng CSVN. Công tác điều tra được tiến hành cả năm trời, rất cẩn thận, tỉ mỉ và đúng pháp luật, như nhà sử học Dương Trung Quốc từng nêu ra trước diễn đàn Quốc hội còn xem phiên tòa này diễn ra trong 55 ngày gợi cho chúng ta ý tưởng rằng cuộc đấu tranh làm trong sạch nội bộ, chống quan liêu tham nhũng, chống lãng phí là cuộc đấu tranh lâu dài để nó đảm bảo thắng lợi triệt để của sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước. Các luật sư được tha hồ trình bày quan điểm, các luận cứ, chứng cứ và lập luận để bảo vệ thân chủ mình, kể cả việc đưa ra những chứng cứ suy diễn để vu khống cơ quan tiến hành tố tụng. Ở đây tôi xin nhắc lại quan điểm xử lý của Đảng và Nhà nước Việt Nam là bất cứ ai, ở cương vị nào vi phạm pháp luật đều được xử lý nghiêm minh, chứ không phải chỉ tại những quốc gia có truyền thống nghề nghiệp luật sư lâu đời, việc tước giấy phép hành nghề hay gọi nôm na là "treo án luật sư" chỉ xảy ra khi vị luật sư đó thay vì đặt mình vào vị trí biện hộ cho bị cáo, đã "góp phần" cùng công tố việc buộc tội thân chủ mình với mục đích tìm ra sự thật. Ở chỗ này tôi thật sự không hiểu tác giả muốn nói gì (có lẽ tác giả muốn viện dẫn luật của một quốc gia khác tức là người ta muốn chống lại sự thông đồng giữa luật sư và công tố dẫn đến không có dân chủ và sự thiếu khách quan trong phiên tòa) còn ở đây thì tôi hiểu theo nghĩa (không biết có đúng ý tác giả không), một luật sư bị "treo án" hoặc bị "tước quyền" thì chỉ khi luật sư đó góp phần cùng Viện Kiểm sát tìm ra sự thật ! Nếu mà góp phần tìm ra sự thật của bị cáo, của vụ án bằng những chứng lý rõ ràng thì cớ sao lại "treo án" treo "bằng hành nghề"? Tôi thì nghĩ hoàn toàn ngược lại dù ở Việt Nam hiện nay có ai đó phê phán gì về nền tư pháp thì cứ phê, có thể có điểm này điểm khác cần sửa chữa, khắc phục, nhưng chắc chắn là không phải ở vào thời kỳ mông muội của nền văn minh pháp lý và bằng chứng gần nhất tại phiên tòa này luật sư tranh cãi "thoải mái" và nói thẳng thừng mọi ý kiến trước tòa, thậm chí nói theo kiểu suy diễn. Có một điều cần lưu ý rằng nếu xảy ra hành vi vu khống một công dân khác, vi phạm Luật Hình sự thì người nào dù có chức quyền tới đâu cũng phải bị xử lý. Chức danh bào chữa trước tòa của luật sư không nằm trong danh sách "đặc quyền" không bị xử lý theo bộ Luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một điều lạ khác, tác giả của bài báo còn cho rằng :"Quyền biện hộ là thước đo trình độ của một nền văn minh pháp lý, công lý chứ không phải chân lý (sự thật) là mục tiêu tối thượng của việc thiết lập các định chế tư pháp và bổ trợ tư pháp". Tới đây, tôi lại phải mò mẫm và thấy trình độ của mình hụt hẫng. Thế thì công lý khác chân lý (sự thật) chỗ nào? Tức là có những thứ công lý ở ngoài chân lý (sự thật)? Tôi nghĩ rằng mọi thứ công lý (tức mục tiêu của định chế pháp luật) đều bắt ngu

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.