Chương trình “Hướng về nguồn cội” tại Dinh Thống Nhất

05/12/2011 00:25 GMT+7

Hằng năm cứ độ xuân về, mỗi chúng ta, mỗi gia đình đều hướng đến những người thân yêu nhất của mình với niềm mong mỏi đoàn tụ ấm áp yêu thương.

Hằng năm cứ độ xuân về, mỗi chúng ta, mỗi gia đình đều hướng đến những người thân yêu nhất của mình với niềm mong mỏi đoàn tụ ấm áp yêu thương.

 

Các thành viên trong dòng họ cần duy trì sự gắn kết bền chặt để tạo nên nét đẹp văn hóa cho cộng đồng

Chương trình “Hướng về nguồn cội” được tổ chức tại Dinh Thống Nhất vào lúc 8 giờ 30 ngày 11.12 với mong muốn tạo nên một không gian văn hóa đặc sắc. Các gia đình, các thế hệ con cháu, dòng tộc gặp gỡ, giao lưu, có dịp chia sẻ và tìm hiểu về nguồn cội của mình để từ đó tạo nên sự gắn kết và kết nối bền chặt cùng với thời gian. Lần đầu tiên, hơn 100 gia tộc tiêu biểu tại khu vực phía Nam sẽ hội tụ về đây cùng gặp gỡ và giao lưu. Chương trình sẽ có sự tham gia của các chuyên gia, các giáo sư và các diễn giả nổi tiếng về văn hóa lịch sử, về gia phả dòng tộc, về phong thủy tâm linh… Chương trình do DonaCoop, Công ty Hưng Gia Việt tổ chức với sự hỗ trợ của Trung tâm UNESCO nghiên cứu văn hóa các dòng họ, Trung tâm Nghiên cứu và thực hành gia phả.

Hiện nay, trên địa bàn TP.HCM - Đồng Nai - Bình Dương đã có gần 400 dòng họ lớn nhỏ đang sinh sống. Từ lâu, văn hóa dòng họ - họ tộc là thiêng liêng sâu thẳm trong tâm khảm của các thế hệ. Mỗi dòng họ, họ tộc đã tạo nên nét đẹp văn hóa riêng hòa cùng với văn hóa dân tộc, văn hóa các địa phương nơi mình cư ngụ. Qua đó, những quy ước, phong tục tốt đẹp của từng dòng họ sẽ được tiếp tục tạo dựng và duy trì và phát triển.

Xây dựng Đền thờ trăm họ tại Đồng Nai

DonaCoop, chủ đầu tư dự án An Viên Vĩnh Hằng tại xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cho biết DonaCoop sẽ xây dựng khu Đền thờ trăm họ tại dự án An Viên Vĩnh Hằng. Đây là công trình nằm trong khuôn viên quần thể các công trình kiến trúc văn hóa, lịch sử của dự án như Liệt tổ tri ân điện, đền thờ Anh hùng liệt sĩ Đông Nam bộ, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh... Như vậy, lần đầu tiên, Đền thờ trăm họ đã hiện thực hóa ý thức hệ về gia phả, dòng tộc với sự quy tụ của hàng trăm nhà thờ họ dành riêng cho các họ tộc đang sinh sống tại khu vực miền Nam.

An Viên Vĩnh Hằng đã góp phần tôn vinh những giá trị cao đẹp của gia đình và truyền thống dân tộc, là điểm hẹn về văn hóa, lịch sử và tâm linh cho nhiều hế hệ con cháu mãi về sau.

Tại khu vực phía Nam, các nhà thờ tộc họ có thể có quy mô xây dựng to, nhỏ khác nhau với nhiều hình thức đa dạng và mang bản sắc riêng nhưng tất cả đều hội tụ một mục đích dùng làm nơi để những người trong tộc họ liên lạc, gặp gỡ nhau để tiến hành các nghi lễ tưởng nhớ công đức của tổ tiên, lưu truyền lai lịch và gia phả đồng tộc.

Theo PGS-TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, “Linh hồn của một nhà thờ họ chính là tâm linh, niềm tin vào sự phù hộ của tổ tiên, là trách nhiệm và tình cảm uống nước nhớ nguồn của con cháu với cha ông mình, là việc tạo ra sự gắn kết các thành viên của dòng họ với nhau thành một cộng đồng nhỏ trong xã hội đương đại. Đó là những giá trị vĩnh hằng và bản sắc của các nhà thờ họ người Việt”.

Trong xu thế ngày nay, các dòng họ đang muốn giao lưu liên kết với các dòng họ khác để trao đổi kinh nghiệm học hỏi nhau cùng xây dựng và phát triển ngày càng bền vững và tốt đẹp hơn. Trung tâm UNESCO nghiên cứu văn hóa các dòng họ Việt Nam đã được thành lập, có vai trò tích cực trong việc phát hiện, bảo tồn, phát huy những công trình, những giá trị di sản văn hóa truyền thống của các dòng họ…

Ông Nguyễn Thanh Bền, Phó giám đốc Trung tâm UNESCO nghiên cứu văn hóa các dòng họ, cho biết: “Đã từ lâu trung tâm rất mong muốn tạo lập được một khu Đền thờ trăm họ tại khu vực phía Nam, qua đó tạo cầu nối và sự gắn kết bền chặt hơn giữa các thế hệ con cháu của các dòng họ với nhau, tạo nên nét đẹp giao lưu văn hóa và sinh hoạt cộng đồng nhiều ý nghĩa”.

Q.Tiên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.