Hạ viện Mỹ chưa thông qua PNTR cho Việt Nam

14/11/2006 23:18 GMT+7

Cộng tác viên của Thanh Niên tại Washington theo dõi trực tiếp cuộc thảo luận và bỏ phiếu tại Hạ viện Mỹ đã dùng hai từ "ngỡ ngàng" để mô tả tâm trạng của những người ủng hộ dự luật về Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam sau khi Hạ viện bỏ phiếu chưa thông qua quy chế này. Phe Cộng hòa tại Hạ viện ủng hộ dự luật này ngay lập tức gấp rút thương lượng để thông qua với thủ tục phiếu quá bán.

Một sự chủ quan trong thủ thuật lập pháp

Khoảng 2h sáng ngày 14/11 (giờ Hà Nội), Hạ viện Mỹ tuyên bố dành 40 phút để thảo luận về Quy chế PNTR cho Việt Nam. Tuy nhiên khoảng đến 5h sáng thì cuộc bỏ phiếu mới được tiến hành sau khi có 5 ý kiến phát biểu, trong số này 4 ý kiến ủng hộ việc thông qua Quy chế PNTR. Cuộc bỏ phiếu diễn ra nhanh chóng sau đó với kết quả 228 phiếu thuận, 161 phiếu chống, 43 phiếu trắng. Với quy tắc phải đạt 2/3 số phiếu, Hạ viện đã chưa thông qua được quy chế PNTR cho Việt Nam.

Kết quả này đã làm thất vọng những người ủng hộ PNTR trong hạ viện Mỹ trong đó nhiều hạ nghị sĩ của cả đảng Cộng hòa lẫn đảng Dân chủ. Theo phân tích của các chuyên gia chính trị hàng đầu về lập pháp tại Mỹ, những người ủng hộ dự luật này kể cả trong lẫn ngoài Quốc hội Mỹ đã chủ quan và phạm một sai lầm về mặt thủ thuật lập pháp. Thông thường, một dự luật phải được trình và thông qua từ ủy ban tiếp nhận dự luật đó, và như vậy khi chuyển lên toàn thể Hạ viện phê chuẩn theo thủ tục thỏa thuận nó chỉ cần một số phiếu quá bán, tức trên 50% số hạ nghị sĩ ủng hộ, nó sẽ được thông qua. Đối với dự luật thông qua PNTR với Việt Nam mang số hiệu HR 5602 chưa được thảo luận và thông qua tại ủy ban tiếp nhận nó là Ủy ban Ngân sách và Thuế của Hạ viện, mà được chuyển thẳng cho toàn thể Hạ viện bỏ phiếu nên phải bỏ theo quy tắc 2/3.

Trong một lịch trình gấp rút, "đó là một bước đi tắt (fast track) tương đối mạo hiểm mà không lường hết được hậu quả", một chuyên gia về Mỹ tại Bộ Thương mại Việt Nam phân tích với Thanh Niên. Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng nói rằng những người ủng hộ PNTR đã phạm một sai lầm thứ hai là nếu đã đưa tắt như vậy thì những người ủng hộ dự luật phải đạt được một thỏa thuận với Hạ viện hoặc với Ủy ban Quy tắc của Hạ viện là chỉ thông qua với nguyên tắc quá bán mà thôi. Ở đây động thái này cũng không được thực hiện nốt do sự chủ quan của những người ủng hộå dự luật.

Sau cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ hôm 7/11 vừa qua, các yếu tố chính trị cũng bắt đầu phức tạp lên mà bản thân chính quyền Tổng thống Bush và những nhà lập pháp ủng hộ PNTR trong Hạ viện cũng không lường trước được.

Cơ hội thông qua vẫn còn rất lớn

Nguồn tin mới nhất của Thanh Niên tại Washington cho biết sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, những người ủng hộ PNTR cho Việt Nam tại Hạ viện đã ngay lập tức thương lượng với Ủy ban Quy tắc của Hạ viện để đưa trở lại dự luật, yêu cầu Hạ viện bỏ

Các nhà vận động hành lang của doanh nghiệp Mỹ cũng hết sức ngỡ ngàng sau khi nghe kết quả bỏ phiếu. Họ lập luận rằng ngay cả những người như hạ nghị sĩ Charles Rangel thuộc phe Dân chủ, người sẽ lên làm Chủ tịch Ủy ban Ngân sách và Thuế của Hạ viện, cũng ủng hộ dự luật này. Dự luật trước đó nhận được sự ủng hộ rất cao của cả hai đảng. "Thật tình mà nói, chúng tôi thực sự bị sốc", Nicole Venable, Giám đốc bộ phận thương mại quốc tế của Quốc hội Mỹ, nói: "Kết quả này khiến chúng tôi bối rối, không hiểu điều này có ý nghĩa gì đối với một Quốc hội mới xét về khía cạnh thương mại".

phiếu lại với nguyên tắc chỉ cần quá bán là thông qua. Đặc biệt dự luật này được sự bảo trợ của phe Cộng hòa tại Hạ viện, mà tại quốc hội hiện nay, phe Cộng hòa vẫn đứng đầu các ủy ban và các vị trí lãnh đạo Hạ viện. "Dự luật này sẽ được tiếp tục theo một trình tự thủ tục quá bán vào thứ tư tuần này", Kevin Madden, phát ngôn viên của lãnh tụ phe Cộng hòa hiện đang chiếm đa số tại Hạ viện John Boehner cho biết như vậy. Trong khi đó phát ngôn viên Nhà Trắng Tony Snow kêu gọi Quốc hội thông qua dự luật "trong bối cảnh Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò trong khu vực".

Nếu cuộc bỏ phiếu tiếp tục diễn ra với thủ tục quá bán như kết quả lần trước thì dự luật có thừa 10 phiếu cần thiết để được thông qua. Trao đổi với Thanh Niên vào sáng 14.11, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển cho biết ông cũng vừa nhận được tin này từ Washington. Ông cho biết trước mắt việc Mỹ thông qua PNTR hay không chưa ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hai nước vì sớm muộn gì Mỹ cũng thông qua quy chế này cho Việt Nam bởi vì đây còn là lợi ích của nước Mỹ. Bộ trưởng cũng cho biết việc này có thể ảnh hưởng một chút đến dệt may nếu Mỹ vẫn chưa thông qua vào đầu năm tới, việc áp dụng hạn ngạch có kéo dài thêm một hai tháng. Tuy nhiên, kế hoạch về xuất khẩu dệt may đã được chủ động chuẩn bị từ trước. Trong khi đó, liên quan các điều kiện gắn vấn đề dệt may trong dự luật PNTR vừa qua, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Lê Quốc n cho biết các điều kiện này không ảnh hưởng gì đến ngành dệt may cả, vì điều này đã được nêu trong thỏa thuận gia nhập WTO của hai nước.

Dự kiến vào hôm nay, dự luật này lại được đệ trình ra Hạ viện một lần nữa để thông qua.

Kết quả bỏ phiếu về PNTR cho Việt Nam:

Tổng cộng có 432 hạ nghị sĩ tham gia bỏ phiếu, trong đó có 228 phiếu thuận, 161 phiếu chống, 43 phiếu trắng. Đảng Cộng hòa: 138 phiếu thuận, 66 phiếu chống, 25 phiếu trắng. Đảng Dân chủ: 90 phiếu thuận, 94 phiếu chống, 18 phiếu trắng. Đại biểu độc lập: 1 phiếu chống.

Xuân Danh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.