Faslink: Làm kinh tế xanh là bước đi tất yếu để phát triển bền vững

21/09/2022 19:00 GMT+7

Cam kết đi cùng sự phát triển của nền kinh tế xanh bền vững tại Việt Nam, Faslink là một trong những nhà tiên phong ở lĩnh vực thời trang đón đầu xu hướng sử dụng vật liệu tái chế nhằm cho ra đời những sản phẩm vượt trội về chất lượng, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Faslink kết nối xanh cùng sự phát triển nền kinh tế xanh

Nhận định dệt may là một ngành có tác động lớn tới môi trường, bà Trần Hoàng Phú Xuân - Nhà sáng lập, CEO Công ty cổ phần Kết nối Thời trang Faslink chia sẻ: “Xanh hóa ngành dệt may là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 thế giới. Điều này giúp ngành dệt may có nhiều lợi thế hơn khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Trong ngành thời trang, những thay đổi như cung cấp nguyên vật liệu mới đang là ưu tiên hàng đầu cho những nhãn hàng trên thế giới. Câu chuyện công nghệ sẽ không bao giờ ngừng lại mà sẽ đem lại những giá trị cho bất kỳ ngành nào. Dưới áp lực về những điều luật về môi trường, những cam kết chuyển đổi xanh của các quốc gia thì hiện nay việc thương mại hoặc là sản xuất thời trang xanh, thời trang bền vững là một điều nhất thiết với tất cả các nhãn hàng.

Faslink đã và đang tích cực hành động trong hành trình cung ứng nguyên liệu xanh và lan tỏa thông điệp sống xanh - sống khỏe thông qua thời trang bền vững. Cụ thể, Faslink đã đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu, thử nghiệm, cải tiến để tạo ra những nguyên liệu vải tái chế, thân thiện với môi trường. Công ty đã tiên phong thương mại hóa các loại sợi vải xanh từ bã cà phê, vỏ hàu, lá bạc hà, thân và lá sen, chai nhựa PET,... Những sợi vải xanh được xử lý bằng công nghệ hiện đại đều có tính ứng dụng cao với nhiều tính năng nổi trội, màu sắc đa dạng và chất liệu mới mẻ.

Tại Diễn đàn Nhịp cầu ASEAN++ tổ chức tại TP.HCM vào ngày 9.9.2022 vừa qua, đại diện Faslink đã chia sẻ cụ thể về tầm nhìn và sứ mệnh chuyển đổi xanh trong tương lai.

CEO Trần Hoàng Phú Xuân (áo dài trắng) chia sẻ tại buổi tọa đàm Nhịp cầu ASEAN++ 2022

Theo bà Xuân: “Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người. Đứng trước những thách thức này, Faslink phải tìm hướng đi mới để tạo ra những trang phục giúp bảo vệ, làm ấm, làm mát, khô và thấm hút nhanh, kháng tia UV,... trang phục thêm công năng làm một trợ thủ bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người mặc. Bên cạnh đó, một số tính năng khác cũng được quan tâm như tính năng kháng khuẩn, chống bụi… thích hợp cho việc di chuyển nhiều. Không riêng gì ngành công nghệ sợi, người tiêu dùng Việt Nam cũng đang ngày càng có ý thức hơn về vấn đề môi trường sau đại dịch và mong muốn được thích nghi với xu hướng này”.

Kiên định mục tiêu phát triển bền vững gắn liền với trách nhiệm xã hội

Trong những năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ. Từ năm 2017, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) đã thành lập Ủy ban Phát triển bền vững để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã sản xuất được những sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn xanh của thế giới.

Với 12 năm kinh nghiệm phát triển bền vững, Faslink tăng cường cải tiến chất lượng và tính năng sản phẩm, góp phần đẩy nhanh quá trình xanh hóa ngành dệt may. Công ty sẽ cho ra mắt những phiên bản sản phẩm mới với sự cải tiến về các chỉ số năng lượng. Chẳng hạn chỉ số tiêu dùng điện, tiêu dùng nước sẽ giảm dần trên các sản phẩm thế hệ tiếp theo.

Faslink không chỉ tập trung đầu tư vào R&D để tối ưu hóa quy trình sản xuất mà còn liên tục đổi mới để thương mại hóa các sản phẩm bền vững. Công ty có kế hoạch nghiên cứu và sản xuất vải tái chế từ quần áo cũ để tạo ra một vòng đời mới cho sản phẩm thời trang.

“Với Faslink, chúng tôi có thể đúc kết lại thành một công thức để có thể thương mại hóa thành công các sợi vải xanh từ phòng nghiên cứu đến thị trường. Đó chính là áp dụng công nghệ mới, hàng triệu người có thể sử dụng trọn vẹn. Thời trang bền vững không chỉ là sự cân bằng của những yếu tố như Con người - Hành tinh - Môi trường… mà còn có một sứ mệnh mới để giúp bảo vệ sức khỏe con người trước những biến đổi khí hậu nhạy cảm hiện nay”, bà Xuân khẳng định.

Tuy là một doanh nghiệp B2B, nhưng khách hàng cuối cùng của Faslink chính là người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm đó. Và đó cũng là lý do mà Faslink theo sát những trải nghiệm cũng như những đánh giá của những người sử dụng - bà Xuân cho biết thêm.

Nhằm giới thiệu và khẳng định sự đa dạng của sợi vải xanh, trong năm 2022, Faslink đã kết hợp cùng các Nhà thiết kế nổi tiếng, cho ra mắt các bộ sưu tập (BST) thời trang tại sự kiện tuần lễ thời trang quốc tế Aquafina Vietnam International Fashion Week 2022, hay BST 15 quốc phục các nước thành viên ASEAN và các quốc gia trong khu vực tại sự kiện Diễn đàn kết nối giao thương Nhịp cầu ASEAN++. Các BST từ sợi vải xanh Faslink đã góp phần đưa thời trang tái chế lên một vị trí mới và định nghĩa lại thời trang theo một cách độc đáo.

BST thời trang lấy cảm hứng từ quốc phục của 15 quốc gia tại sự kiện Diễn đàn “Nhịp cầu ASEAN ++”

BST “H20” của NTK Võ Công Khanh được thực hiện chính từ nguyên liệu tái chế: Vải Cafe, Vải Recycle Poly, Recycled Oyster do Faslink cung cấp

Đầu tháng 8 tại Quảng Bình, Faslink cũng đã tài trợ 2000 áo chạy làm từ chất liệu vải xanh, vải tái chế cho giải chạy Coteccons Quảng Bình Marathon.

Áo chạy do Faslink tài trợ được làm từ vải Nano - air weaving - vật liệu tái chế từ chai nhựa và vỏ nhựa

Khẳng định về nỗ lực kết nối xanh, bà Phú Xuân chia sẻ: “Bây giờ không còn là muốn hay không muốn mà là phải hành động để phát triển bền vững và chắc chắn chúng ta không một mình. Chúng ta đang có những cơ hội khi nhiều doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề, các tổ chức quốc tế và trong nước hỗ trợ đa dạng các nguồn lực để chúng ta có thể cùng chuyển đổi bền vững một cách chặt chẽ và có cơ sở hơn”.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.