Chuyện Ôsin

01/12/2003 19:03 GMT+7

Nhịp sống thành thị tất bật hối hả, nhu cầu người giúp việc nhà và người cần việc ngày càng nhiều. Nhưng thực tế chuyện "chủ - tớ" thời nay có lắm chuyện để nói.

Ôsin thời... có giá

Sau 4 tháng nghỉ sinh đứa thứ 2, chị Mai Hoa - nhân viên Công ty TNHH Hoàng Long (Q. Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh) trở lại cơ quan với vẻ phờ phạc, căng thẳng. Chị than: “Mệt mỏi lắm! Tội nghiệp nhất cô con gái 7 tuổi phải vừa học vừa làm đủ việc”. Mọi người ngạc nhiên: “Nhà có ôsin kia mà!” Chị Hoa thở dài: “Có đấy! Nhưng...”.

Trong 4 tháng nghỉ sinh, chị thuê tất cả 3 ôsin. Người thứ nhất ít tuổi, không biết chăm sóc người đẻ. Người thứ hai ở được mấy hôm đã... nhớ nhà, nằng nặc khăn gói đòi về. Người thứ ba mới đây là một phụ nữ 50 tuổi, to khoẻ độc thân, có kinh nghiệm giúp việc hơn chục năm. Tưởng kiếm được người tin cậy. Ai dè, bà ta “chảnh” kinh người! Sáng, “chủ” dậy trước thì “tớ” mới dậy. Sau đó phải đủ "thủ tục" điểm tâm mỗi sáng: một tô bún bò hoặc một tô hủ tiếu ở đầu ngõ, thêm 1 ly cà phê đá, hút hết một điếu Con Mèo, bà mới bắt tay vào việc. Mọi việc bà làm nhanh loang loáng. Nhưng bẩn và ẩu không thể tả xiết. Mỗi lần thằng con chị ị ra giường, bà lấy khăn quệt một đường là xong; lau nhà thì 3 tầng lầu chỉ giặt giẻ có 1 lần; chén bát rửa xong cứ rin rít xà phòng... Sau 2 tuần chị gọi điện ra Bắc khẩn khoản nhờ bà ngoại vào

 Tình yêu của ôsin, những người sống phận "chùm gửi" hiện mặc nhiên bị coi như hành động lén lút, xấu xa không thể chấp nhận. Những khó khăn đời tư của những người làm nghề giúp việc càng sâu sắc hơn do thành kiến của nhiều người. Nên chăng các gia chủ hãy cởi mở, rộng lượng hơn với hoàn cảnh của họ. Làm việc để mưu sinh không có nghĩa là phải bóp chết tình yêu, tình cảm gia đình của cả một đời.
đỡ đần một tay.

Một trường hợp khác. Chị Anh Thy - chủ vựa trái cây ở chợ Pham Văn Hai, P. 3, Q. Tân Bình được nhiều người biết đến bởi "kỳ tích" chịu đựng người giúp việc. Chị đã phải tiêu tốn khoảng 3 triệu tiền lót tay cho cò ở các tỉnh và các trung tâm giới thiệu để tìm người, nếu tính luôn chi phí hư hỏng đồ đạc trong nhà có đến vài mươi triệu đồng. Hơn 10 người giúp việc đã xách gói đến nhà chị, không ai ở được quá hai tháng. Cứ mỗi lần có người giúp việc mới là y như rằng đồ đạc trong nhà nếu không đội nón ra đi cũng cháy, nổ, hỏng hóc: ấm điện, máy bơm, bàn ủi, máy giặt, máy sấy, máy hút bụi...

Lười, vụng, ẩu, tham ăn... là "địa ngục" cho những gia đình thuê phải ôsin không ưng ý. Nhưng với người thuê được ôsin ưng ý thì nỗi khổ tâm cũng chẳng nhẹ hơn. Đó là trường hợp của chị N.H - bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TP.HCM. Người giúp việc thạo việc nhà và mát tay với 2 đứa con chị. Nhưng khổ nỗi, cô ấy lại rất... ngang, luôn gân cổ cãi tay đôi với chủ. Nhiều khi ôsin giận, đóng cửa phòng ngủ cả buổi, khiến chị phải lọ mọ dọn dẹp hết mọi việc trong nhà. Cuối cùng chủ là người... dỗ dành. Cứ vài tháng tự nhiên ôsin nổi hứng giở bài ca “về quê”, thế là lập tức chị phải tìm mua đồ này món nọ có giá trị để "xoa dịu". "Vợ chồng đều đi làm cả ngày, hai đứa con nhỏ 3 tuổi, 6 tuổi không người chăm, kiếm được một ôsin thật thà, thạo việc là rất khó. Muốn bớt cực thân thì phải... lụy ôsin" - chị tâm sự vậy.

Nỗi lòng của ôsin

Nghề giúp việc nhà, được gọi nôm na bằng cái tên ôsin, khá phổ biến ở các thành phố lớn, đa số họ là phụ nữ nông thôn. Công việc không nặng nhọc nhưng bận bịu luôn, ăn ở tại nhà chủ, hầu như không liên lạc với bên ngoài. Với các cô ôsin trẻ, họ thường tự xác định: làm ôsin lâu dài cũng có nghĩa là... chấp nhận độc thân đến già.

Chị M.Hiền ở H.Thanh Ba (Phú Thọ) vào TP.HCM từ khi 24 tuổi, mười năm trôi dạt làm thuê cho nhiều gia đình, sống phụ thuộc vào nhà chủ. Nhiều đêm, trong nỗi cô quạnh xa quê, nhớ nhà, chị cũng ao ước có một mái ấm. Nhưng “Làm nghề này khó gặp gỡ tiếp xúc lắm. Họ hàng đến thăm mình chủ nhà cũng không thích, nữa là bạn bè... Đấy là chưa kể bị bà chủ "soi" xem liệu "có gì" với ông chủ không...” - chị bộc bạch.

Dường như tình cảm cá nhân của người làm nghề giúp việc bị ngăn cấm được coi như luật bất thành văn. Không ít chủ nhà có hẳn nội quy cấm rõ rệt: Không được đưa người lạ vào nhà, không được nhận điện thoại, không được ra ngoài... H.Thu (21 tuổi, quê ở Sông Bé) làm thuê

Một cảnh giới thiệu người giúp việc
cho một gia đình ở đường Quang Trung, P.11, Q.Gò Vấp. Cô kể có lần người yêu ở quê lên thăm, lâu ngày gặp nhau cô không kìm lòng được, ngả vào lòng người yêu ở phòng khách. Bất chợt chủ nhà về, phát hiện ra hai người đang ôm nhau trên ghế sô pha... Nhìn bàn chân đen đúa nứt nẻ của cậu con trai (nông thôn) đặt lên chiếc ghế da xịn, chị ta giận tím người và tuyên bố: "Từ nay cấm cửa cái thằng đó và không cho vào nhà". Cẩn thận hơn, chị dặn cả hàng xóm để ý ôsin giùm. Cô bé 18 tuổi yêu lần đầu không nén được tình cảm đã đổi "chiến thuật": hẹn hò người yêu lúc nửa đêm. Vậy mà sau lần bị chủ phát hiện hẹn hò qua điện thoại, lập tức cô bị thôi việc.

“Người giúp việc mà có quan hệ với bên ngoài phức tạp lắm. Bọn xấu nó lừa để vào nhà nẫng đồ đi thì chết” - chỉ nghe một vài trường hợp xảy ra ở đâu đó mà chị T.Bình (đường Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh) không yên tâm và đã đuổi ôsin (đồng thời cũng là cô cháu họ) ra khỏi nhà. Trang được đưa từ quê lên từ năm 13 tuổi để coi sóc nhà cửa cho hai mẹ con chị. Sau 5 năm thành thạo việc nhà, cô gái quê trổ mã xinh đẹp hẳn ra. Có một anh chàng thợ sắt lén lút gặp Trang. Chị Bình biết chuyện và bắt Trang phải lựa chọn: hoặc bỏ “thằng đó” hoặc là đi khỏi nhà. Tình yêu đã mạnh hơn tất cả, Trang khăn gói dọn ra thuê nhà ở. Tiền công bao năm dành dụm, cô chung vốn với người yêu mở được quán bún bò trong một con hẻm nhỏ đường Nguyễn Văn Trỗi. Món bún bò đậm đà, thêm sự cần mẫn dịu dàng của cô chủ dễ thương, chẳng bao lâu họ đủ tiền tổ chức một đám cưới nho nhỏ.

Hồng Dung - Tuệ Quân

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.