Hoạt động của các doanh nghiệp: Cần nền tảng pháp lý công bằng

23/12/2003 19:00 GMT+7

Doanh nghiệp (DN) trong nước kêu: “Chính phủ ưu đãi cho DN nước ngoài hơn”, nhưng DN nước ngoài lại kêu “DN trong nước được ưu đãi hơn…”. Giải quyết chuyện này chỉ còn một cách: không phân biệt đối xử. Hội thảo đầu tiên đặt nền móng cho việc thiết lập một khung pháp lý chung cho hoạt động đầu tư vừa được tổ chức tại TP.HCM hôm 23/12.

Hiện nay chúng ta có Luật Đầu tư nước ngoài điều chỉnh hoạt động của các DN có vốn đầu tư nước ngoài; Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động các loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, DN tư nhân; Luật Doanh nghiệp nhà nước điều chỉnh hoạt động DN nhà nước...

Ý tưởng của các nhà làm luật hiện nay là tổng hợp tất cả lại thành một đạo luật điều chỉnh chung hoạt động đầu tư. Các đại biểu tham dự đã phân tích vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau. Ông Phạm Mạnh Dũng - Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( KHĐT) đặt vần đề cần

So sánh một số quy định về đầu tư  nước ngoài ở một số nước:
Thái Lan
: Việc thành lập DN được tiến hành theo quy định của luật công ty và các văn bản khác. Cơ quan Đầu tư Thái Lan (BOI) chỉ có chức năng xem xét cấp hay không cấp ưu đãi đầu tư.
Trung Quốc: Không có một bộ luật riêng cho đầu tư nước ngoài, các cơ quan chuyên ngành sẽ chịu trách nhiệm thẩm định, cấp phép đối với các dự án thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Hàn Quốc: Áp dụng chế độ thông báo đầu tư. Trung tâm Dịch vụ đầu tư Hàn Quốc sẽ thực hiện việc trình hồ sơ, tài liệu (miễn phí) cho các cơ quan liên quan. Việc đăng ký được thực hiện trong vòng 30 ngày.

quan tâm trước khi thực hiện: “ Bản thân một số luật thuế, ngân hàng, đất đai... tạo ra sự khác biệt giữa DN trong và ngoài nước. Như vậy có phải điều chỉnh tất cả các luật trên không hay cần tạo ra một sự đột phá mạnh mẽ là có một luật đầu tư thống nhất ?”

Ông Trương Trọng Nghĩa - Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) gợi ý: “Chúng ta cũng phải có những hạn chế hay ưu đãi nhưng phải hợp lý. Chẳng hạn, với thuế thu nhập doanh nghiệp, có thể quy định rõ cho ưu đãi, 3 năm hay 5 năm rồi sau đó áp dụng DN trong nước hay nước ngoài đều như nhau”.

Ông Nguyễn Đình Cung, Thư ký Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp của Chính phủ nhận xét: “Chúng ta hoàn toàn làm được chuyện thống nhất một luật cho lĩnh vực đầu tư. Có thể có một số hạn chế, nhưng phải công khai minh bạch cái gì cho phép đầu tư nước ngoài, cái gì chưa cho và không cho... Phải công khai để tránh chuyện quan chức làm theo cảm tính, “cho” người này nhưng lại “không cho” người kia, dễ dẫn đến tiêu cực”.

Tại hội thảo, đa số ý kiến đều cho rằng vấn đề quan trọng là tạo một mặt bằng chung về pháp lý thật sự công bằng cho các loại hình doanh nghiệp hoạt động chứ không phải đơn thuần là việc gom tất cả các điều luật liên quan tới đầu tư lại thành một hay vẫn để nhiều luật có liên quan tồn tại song hành. Thứ trưởng Bộ KHĐT Lại Quang Thực cho biết dự thảo luật mới dự kiến sẽ phải trình Quốc hội xem xét vào năm 2005, cùng lúc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Trung Bình

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.