“Uốn nắn” con trẻ

14/05/2009 21:01 GMT+7

Tính cách của con trẻ phần lớn sẽ được hình thành từ ảnh hưởng của ông bố, bà mẹ. Trong sinh hoạt hằng ngày, nếu chú ý phụ huynh sẽ khá dễ dàng trong việc “uốn nắn”...

Kiên nhẫn quan sát

Ngay từ tuổi mẫu giáo, trẻ em đã đứng trước nhiều thay đổi, từ  vẻ ngoài đến nhận thức. Song song với việc hoàn thiện nhân cách, các bé bắt đầu hình thành và phát triển tính tự lập. Lúc này, bố mẹ phải thật kiên nhẫn quan sát và để cho trẻ tự hoàn thiện theo nhịp riêng của chúng.

Ngay từ năm lên bốn tuổi, trẻ đã ý thức được bản thân mình đang phát triển. Bằng chứng là chúng bắt đầu biết khoác lác, khoe khoang qua những câu nói: “con tự biết”, “con mà”, “con giỏi nhất”... Chúng bắt đầu ý thức rằng mỗi người bạn trong lớp học ở trường mẫu giáo là mỗi thực thể độc lập. Chúng bắt đầu lý sự và có thể ích kỷ, cộc cằn hơn khi chơi đùa cùng bạn bè... Tóm lại, đứa trẻ của chúng ta đang muốn mọi người xung quanh công nhận: đứa bé lên bốn này đã trở thành người lớn.

Sau khi đón sinh nhật lần thứ năm của mình bằng một buổi tiệc đầy bánh và kẹo tại lớp học mẫu giáo, đứa bé của chúng ta bắt đầu chuỗi ngày tương đối “đằm thắm” hơn so với tuổi lên bốn. Quan sát sẽ thấy, trẻ khiêm tốn hơn và ít tự phô trương hơn. Các cháu gái chứng minh sự trưởng thành của mình ngày càng rõ nét khi rất thích thú được bố mẹ hay người thân tặng cho “một em bé riêng”. Bé lên năm bắt đầu tìm hiểu và liên tục thắc mắc “em bé từ đâu ra” và sẽ tạm chấp nhận câu giải thích “từ bụng mẹ”. Tuy nhiên, vẫn có khá đông bé cho rằng, “bố mẹ mua em bé từ bệnh viện về”.

Tập cho trẻ thói quen

Các nghiên cứu đã cho kết luận nếu như bé gái quan tâm và hiểu rõ lớn lên sẽ giống mẹ, cháu sẽ luôn quan sát và không bỏ sót bất cứ động thái nào của người mẹ. Trong khi đó, bằng cách quan sát bố, các bé trai sẽ ý thức khi lớn lên mình sẽ trở thành một người đàn ông như thế nào.

Tập cho trẻ thói quen trong cuộc sống, đòi hỏi phụ huynh phải hiểu rõ tính cách của con và kiên nhẫn đưa chúng vào quỹ đạo do chính mình thiết kế. Chẳng hạn chuyện tập cho trẻ có thói quen và nhớ đến việc uống sữa mỗi ngày cũng vậy. Bố mẹ phải sắp xếp để cho trẻ thấy được niềm vui trong việc uống sữa. Nào là chiếc cốc pha sữa phải thật ấn tượng, dễ thương (nếu có điều kiện, chiếc cốc này nên được thay đổi thường xuyên).

Phụ huynh nên tạo cho bé nhận thức rằng: uống sữa để trở nên xinh đẹp, thông minh... giống như mẹ, ba hoặc là cô giáo. Nếu phụ huynh đã “mặc định” trong suy nghĩ của thiên thần mình như thế, thì đến lúc đó, chính bé là người nhắc bố mẹ: “Sao hôm nay con chưa được uống sữa?”. Tiếc rằng ở vùng xa, nông thôn... do điều kiện kinh tế khó khăn nên nhiều gia đình vẫn không có điều kiện cho trẻ dùng sữa lâu dài.

Thế nên những chương trình sữa học đường hoặc những hoạt động cộng đồng như chiến dịch 6 triệu ly sữa miễn phí cho trẻ em vùng sâu, vùng xa của Vinamilk đang phát động gần đây  chẳng hạn cũng là một dịp để bạn giải thích cho con mình về tầm quan trọng của sữa. Chưa kể có rất nhiều phụ huynh than phiền rằng “tiểu thư” ở nhà không thích ăn rau. Thế nhưng, có mấy ai để ý đến bữa cơm gia đình ở nhà, có thường xuyên xuất hiện món rau? Trẻ có thể ăn rau bằng nhiều cách: nhìn thấy bố mẹ hay những người xung quanh ăn rau một cách ngon lành; rau được chế biến thành nhiều món với màu sắc thật hấp dẫn; ăn rau sẽ được bạn bè trong lớp mẫu giáo ngưỡng mộ...

Thuỳ Anh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.