Câu chuyện của “bún”

27/03/2012 12:41 GMT+7

Trong nhiều món ăn của người Việt, thì những câu chuyện về bún là phong phú hơn cả. Loại sợi “ăn mát môi, trôi mát cổ” này kéo dài từ Bắc vào Nam, biến tấu đa dạng với những vũ khúc tuyệt hảo làm say mê bao thế hệ người Việt từ xưa đến nay.

Trong nhiều món ăn của người Việt, thì những câu chuyện về bún là phong phú hơn cả. Loại sợi “ăn mát môi, trôi mát cổ” này kéo dài từ Bắc vào Nam, biến tấu đa dạng với những vũ khúc tuyệt hảo làm say mê bao thế hệ người Việt từ xưa đến nay. 

Quy trình làm bún thì hầu như ở nơi nào cũng giống nhau về mặt căn bản. Để làm nên sợi bún ngon tiên quyết phải chọn được loại gạo tẻ dẻo, thơm cơm. Gạo tẻ được xay nhuyễn thành tinh bột, sau đó qua công đoạn ủ bột, ép và trộn bột, rồi đưa qua khuôn để tạo thành sợi và luộc chín trong nước sôi để thành sợi bún tươi. Từ đó, bún ra đến chợ qua những chiếc thúng tre ủ lá chuối và bún khô thì được vận chuyển đến những khu buôn bán xa hơn.

Không ai biết bắt đầu từ đâu và khi nào, bún đã theo chân người Việt đi khắp nơi và vượt ra biên giới để trở thành món ăn ưa thích của mọi người.


Loại sợi “độc đáo” sinh ra từ gạo

Chỉ là loại sợi đơn giản được làm từ bột gạo nhưng qua chế biến và kết hợp với nguyên liệu khác nhau, bún trở nên thanh tao, tinh tế và đậm đà tình quê trong nếp văn hóa ẩm thực riêng của từng vùng miền.

Điểm qua một số món bún của ba miền có thể kế đến bún thang, bún mọc, bún ốc, bún riêu,… là đặc sản nổi tiếng của miền Bắc. Xuôi vào miền Trung có bún bò Huế, bún sứa, bún cá… Vào đến miền Nam thì bún mắm, bún nước lèo Sóc Trăng...

Những loại bún này đều dùng nước lèo để tạo nên hương vị độc đáo riêng cho từng loại. Ngoài ra, bún còn được ăn khô với các loại nước chấm như bún chả giò, bún thịt nướng, bún chả cá Lã Vọng, bún xào…

Nhưng dù kết hợp với nguyên liệu nào hay thưởng thức theo cách nào thì ở bất cứ nơi đâu người ta vẫn cảm nhận được hương thơm thoang thoảng của “ruộng đồng” trong từng sợi bún.


Có thể kết hợp với bất kỳ nguyên liệu nào để làm nên những hương vị khó quên

Đối với người Việt Nam sống ở nông thôn, thành thị hay người Việt sống ở nước ngoài thì bún không chỉ đơn giản là món ăn ưa thích thường ngày mà còn là một phần của những hồi ức quê hương. Mỗi tô bún là cộng hưởng tinh hoa của tinh bột gạo làm nên sợi bún trắng tinh, mềm, dẻo và những nguyên liệu “thuần Việt” tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại với những công việc tất bật khiến việc muốn cùng gia đình tìm lại những hương vị quê hương trở nên khó khăn hơn vì những khoảng thời gian hạn hẹp.

Theo tất yếu của nhu cầu cuộc sống, bún ăn liền đã ra đời. Với công nghệ sản xuất hiện đại, bún ăn liền đã trở thành một phiên bản thay thế bún tươi truyền thống. Sự ưa chuộng đối với bún ăn liền không chỉ ở tính tiện lợi, tiết kiệm thời gian, dễ chế biến, dễ mang đi xa mà quan trọng hơn là giúp mọi người thưởng thức được những hương vị truyền thống quen thuộc phần nào khuây khỏa nỗi nhớ quê nhà.


Bún ăn liền Hằng Nga - thưởng thức bún theo phong cách hiện đại

Với hương vị quen thuộc của món ăn quê hương, Bún ăn liền Hằng Nga hương vị bún bò Huế là sự kết hợp độc đáo giữa bí quyết ẩm thực truyền thống và công nghệ sản xuất Nhật Bản, mang đến một cảm nhận mới cho người thưởng thức với những ký ức Huế lãng mạn, nên thơ.

Sự hòa quyện của những sợi bún gạo mềm, dai trong nước xúp gia vị đậm đà, thanh tao, kết hợp cùng rau tươi sấy khô, tất cả cùng hòa quyện tạo nên hương vị tự nhiên, hấp dẫn khó quên.

Hãy cùng thưởng thức Bún Hằng Nga hương vị bún bò Huế qua vài phút chế biến đơn giản để cùng trải mình với những ký ức quê hương ngọt ngào, thanh bình, thấm đượm tình yêu thương qua từng sợi bún. (Vân Lam)

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.