• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Tình một đêm có vi phạm luật?

12/07/2016 07:28 GMT+7

Trong số báo trước, Thời Trang Trẻ đã trích đăng phần đầu bài phỏng vấn Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM về những điểm mới trong Bộ luật hình sự liên quan đến hành vi ngoại tình. Trong số báo này, Thời Trang Trẻ tiếp tục đăng tải phần cuối của bài phỏng vấn – là những câu hỏi mà bạn đọc quan tâm gởi đến Luật sư Nguyễn Văn Hậu.

Bài: Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó chủ tịch Hội luật gia TP HCM

 

chong-ngoai-tinh

 

Về quy định điều luật: Người đang có vợ (chồng) đã đăng ký kết hôn nhưng lại chung sống như vợ chồng với người khác; người chưa có vợ (chồng) kết hôn, chung sống như vợ chồng với người mà biết rõ là đang có vợ, có chồng. Nhiều người đang đinh ninh là liệu như “tình một đêm” thì có gọi là vi phạm luật không, vì trong quy định điều luật chỉ nêu chuyện chung sống với nhau như vợ chồng mà biết rõ đối phương đã có gia đình thì mới vi phạm?


Luật sư Nguyễn Văn Hậu: Đúng là để xử lý hình sự người ngoại tình cần chứng minh được yếu tố chung sống như vợ chồng. Việc chung sống như vợ chồng với người khác được đánh giá là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó... Vì vậy, nếu cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được thì rõ ràng không thể xử lý các trường hợp ngoại tình nhưng không chung sống như vợ chồng với nhau.

 

nt-dan-ong 1

 

Luật sư nghĩ gì về tính khả thi của điều luật này? Theo Luật sư việc áp dụng luật xử phạt ngoại tình như thế có ảnh hưởng gì đến xã hội?

 

Về mức hình phạt, tôi cho rằng quy định như vậy đã phù hợp. Điều cần làm là cần sự chủ động của các cơ quan tiến hành tố tụng khi phát hiện ra các trường hợp vi phạm để tiến hành xử lý phù hợp. Hiện nay, hầu như chúng ta không thấy việc người vợ/chồng vì ngoại tình mà bị xử lý hình sự; có chăng thì họ chỉ bị xử lý vi phạm hành chính và dư luận xã hội lên án về mặt đạo đức. Do đó, dường như người ta không hề sợ việc ngoại tình sẽ dẫn đến bị truy cứu trách nhiệm hình sự nên quy định mới không có sức răn đe. Việc chứng minh có sự chung sống như vợ chồng và có gây ra hậu quả hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị Tòa án buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái pháp luật như Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định mới có thể truy cứu trách nhiệm hình sự là cần thiết, vì chúng ta không thể xử lý hình sự, coi một người là tội phạm một cách tùy tiện. Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định, những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

 

hoi-dap-luat-dan-su

 

Do đó, tôi cho rằng cần có sự thay đổi về chế tài hành chính. Cụ thể, tăng mức phạt tiền đối với những hành vi ngoại tình nhưng không chung sống như vợ chồng với người khác. Hiện nay, người đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ (theo Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã). Vì nếu quy định như trên thì trong xử lý hành chính, vẫn phải chứng minh yếu tố “chung sống như vợ chồng” mà điều này là rất khó để chứng minh và không có chế tài xử lý các hành vi ngoại tình khác, tạo ra kẽ hở của pháp luật. Tăng mức  phạt là một biện pháp pháp lý nhằm hạn chế tình trạng không chung thủy giữa vợ và chồng, tránh gây ra hệ lụy không tốt đối với vợ/chồng, con cái, gia đình mình, bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ, một chồng theo quy định của pháp luật, giúp xây dựng xã hội văn minh, bền vững.

 

Xin cám ơn luật sư với những chia sẻ rất hữu ích cho bạn đọc!

 

 

 

Top
Top