Vũ khí cũ trong cuộc chơi mới

31/01/2012 04:11 GMT+7

Trong những ngày này, chính trường thế giới lại chứng kiến dầu lửa trở thành công cụ hóa trong cuộc đối đầu và cọ xát lợi ích giữa các quốc gia và ý thức hệ. Cụ thể là trong quan hệ giữa Iran - phương Tây cũng như giữa Sudan - Nam Sudan.

Trong những ngày này, chính trường thế giới lại chứng kiến dầu lửa trở thành công cụ hóa trong cuộc đối đầu và cọ xát lợi ích giữa các quốc gia và ý thức hệ. Cụ thể là trong quan hệ giữa Iran - phương Tây cũng như giữa Sudan - Nam Sudan.

Sau khi EU quyết định cấm vận nhập khẩu dầu lửa từ Iran, nước này không chỉ dọa phong tỏa eo biển Hormuz và suy tính ngừng bán dầu cho châu u. Trong khi đó, chính phủ Nam Sudan tuyên bố ngưng khai thác dầu để gây áp lực với Sudan. Nguyên do 2 nước không đạt được thỏa thuận về phí quá cảnh dầu lửa của Nam Sudan qua lãnh thổ láng giềng còn chính quyền Sudan không chấp nhận đề nghị hòa giải của Liên minh châu Phi.

Thực chất chuyện giữa Iran và phương Tây là chương trình hạt nhân của nước này, nhưng giờ đã biến dạng thành đối đầu trên mọi phương diện. Giữa Nam Sudan và Sudan không chỉ đơn thuần bất đồng về phí quá cảnh mà là sự thủ thế của cả hai chuẩn bị cho cuộc đối đầu trên bình diện lớn hơn. Đó là phân chia nguồn tài nguyên, phân định biên giới và phân vai tại châu Phi.

Trong cả hai cuộc chơi mới về sức mạnh, quyền lực và ảnh hưởng ấy, dầu lửa được công cụ hóa và phát huy tác dụng tối đa. Đây là nguồn thu nhập chính của Iran và 2 “anh em” Sudan-Nam Sudan. Ai có nó đều có thể sử dụng làm vũ khí, tuy cũ nhưng vẫn rất công hiệu. Chỉ có điều là đối với tất cả các bên, ranh giới giữa lợi và hại trong việc lấy dầu ra hù dọa và tấn công lẫn nhau rất mong manh. 

Thảo Nguyên 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.