Bị té xe trầy chân nên làm gì để vết thương mau lành và ngừa sẹo xấu?

16/05/2024 18:30 GMT+7

Trong cuộc sống hằng ngày, các bạn không thể tránh khỏi những khi bị té xe trầy chân. Nhưng dù là vết thương nhẹ hay nặng mà không được xử lý đúng cách sẽ lâu lành và có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, hình thành sẹo xấu với mức độ phức tạp. Vậy bị té trầy chân nên làm gì để mau lành và giảm nguy cơ hình thành sẹo tối đa?

Theo dõi ngay dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng bị té xe trầy chân và cách xử lý đúng chuẩn y khoa.

Bị té xe trầy chân nên làm gì để vết thương mau lành và ngừa sẹo xấu?- Ảnh 1.

Tình trạng bị té xe trầy xước chân là gì? Có nguy hiểm không?

Thực tế, nhiều trường hợp tai nạn giao thông ngã xe cày chân xuống đường và gây ra vết trầy xước, xây xát da vùng gối, bàn chân, cổ chân, bàn tay... Thông thường những vết thương té xe này không cần phải vào bệnh viện điều trị mà có thể tự chăm sóc tại nhà.

Khi làn da cọ xát trực tiếp với bề mặt thô ráp hay vật sắc nhọn sẽ gây nên những vết thương hở miệng gọi là trầy xước. Vết thương này không chảy máu quá nhiều nhưng có thể gây cảm giác đau đớn và nhiều trường hợp còn để lộ cả đầu dây thần kinh của da.

Mức độ bị té xa trầy xước chân có thể từ nhẹ đến nặng và các triệu chứng phụ thuộc và loại loại trầy xước dưới đây:

  • Trầy xước cấp độ 1: Liên quan đến tổn thương bề ngoài lớp biểu bì và được gọi là bong tróc hay xước da. Nó chỉ tình trạng vết thương bị té nhẹ và không gây chảy máu.
  • Trầy xước cấp độ 2: Có thể gây tổn thương ở lớp biểu bì và hạ bì của làn da nên thường gây chảy máu nhẹ.
  • Trầy xước cấp độ 3: Thường liên quan đến ma sát và ảnh hưởng trực tiếp tới lớp mô bên dưới hạ bì. Lúc này, vết thương có thể gây chảy máu nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế.
Bị té xe trầy chân nên làm gì để vết thương mau lành và ngừa sẹo xấu?- Ảnh 2.

Cách chăm sóc vết thương bị té xe trầy chân giúp mau lành và hạn chế tối đa hình thành sẹo

Thực tế không ít bệnh nhân đến khám khi vết thương bị té xe trầy chân sau thời gian từ 2-4 tuần điều trị tại nhà vẫn đau nhức, bàn chân sưng nề viêm tấy mủ và bề mặt vết thương khô đóng cứng, cảm giác vô cùng đau đớn không đi lại được. Nguyên nhân của tình trạng này là do bệnh nhân xử lý vết thương sai cách ngay từ ban đầu và quan niệm để hở cho mau khô, nhanh lành.

Vậy cách chăm sóc vết thương bị té xe trầy chân như thế nào ngay tại nhà để mau lành, ngăn ngừa nhiễm trùng và hạn chế tối đa sẹo xấu? Sau khi bị ngã xe và xuất hiện vết trầy xước ở chân; các bạn cần tiến hành sơ cứu và xử lý đúng cách. Từ đó, hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải như chảy máu không ngừng, nhiễm trùng vết thương. Chi tiết các bước sơ cứu khi bị té xe trầy chân được thực hiện như sau:

Bị té xe trầy chân nên làm gì để vết thương mau lành và ngừa sẹo xấu?- Ảnh 3.

Bước 1: Cầm máu cho vết thương

Cần dùng băng/ gạc hay khăn sạch đặt lên vết thương bị trầy chân rồi ấn nhẹ và giữ ở trên bề mặt vết thương để cầm máu. Đây được xem là bước sơ cứu cần phải thực hiện đầu tiên để hạn chế vết thương chuyển biến xấu đi do mất quá nhiều máu.

Chú ý, sau khoảng thời gian 10 phút thực hiện sơ cứu mà máu ở vết thương vẫn chảy thì cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc kịp thời.

Bước 2: Vệ sinh vết thương và loại bỏ mọi dị vật

Khi bị té xe trầy chân chảy máu và kèm theo là những dị vật mắc kẹt ở bên trong vùng vết thương. Dị vật có thể là đất, cát, bụi bẩn, mảnh vụn, sỏi, đá dăm… thường có trên đường. Bước này, bạn cần xả nước liên tục vào chỗ vết thương để có thể loại hết tất cả bụi bẩn. Tiếp tục là có thể dùng nhẹ nhàng lấy đi các dị vật đang có ở trong vết thương để ngăn ngừa tình trạng tổn thương sâu đến các mô cơ trong da.

Chú ý, nhíp dùng để lấy dị vật cần được rửa sạch và sát trùng dung dịch cồn sát khuẩn trước khi sử dụng. Trường hợp, dị vật có kích thước lớn hay bị kẹt sâu bên trong vết thương mà không thể lấy ra được. Thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý và chăm sóc kịp thời.

Bước 3: Thấm khô vết thương

Khi vết thương té xe trầy chân đã được vệ sinh đúng cách thì cần thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn sạch. Không nên lau quá mạnh lên vết thương vì có thể gây nên những tổn thương khác không đáng có.

Bị té xe trầy chân nên làm gì để vết thương mau lành và ngừa sẹo xấu?- Ảnh 4.

Bước 4: Sử dụng các loại thuốc bôi vết thương bị té xe trầy chân

Đây là những loại thuốc bôi vết thương có thể làm giảm đi khả năng nhiễm trùng và thúc đẩy sự lành thương diễn ra nhanh hơn. Trong đó, có một số loại thuốc bôi chứa thành phần kháng sinh nên cần sử dụng theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Ngưng sử dụng ngay khi xuất hiện các dấu hiệu dị ứng như sưng, ngứa, đỏ rát…

Bước 5: Băng vết thương với băng gạc

Thời gian phục hồi vết thương bị té xe trầy chân nên băng lại vết thương để tránh tình trạng dính bụi bẩn. Đồng thời, cũng hạn chế hiện tượng kích ứng do quần áo chà xát vào có thể gây nhiễm trùng hay làm vết thương lâu lành. Nên cố định gạc với băng keo y tế để tránh tình trạng xô lệch khỏi vết thương.

Bạn cũng cần đảm bảo băng được thay mỗi ngày để đảm bảo vệ sinh ngăn ngừa vi khuẩn có cơ hội trú ngụ và gây nhiễm trùng. Chú ý, trong quá trình thay băng cần cẩn thận tránh tình trạng gây kích thích vết thương chảy máu trở lại hay khiến người bệnh bị đau.

Bị té xe trầy chân nên làm gì để vết thương mau lành và ngừa sẹo xấu?- Ảnh 5.

Thực hiện theo đúng những bước ở trên, vết thương bị té xe trầy chân sẽ mau lành hơn và tránh được tình trạng nhiễm trùng hay hình thành sẹo xấu với mức độ phức tạp. Nhưng thực tế, trong quá trình phục hồi vết thương do té xe ở chân vẫn gặp phải những trường hợp vết thương lâu lành, thậm chí bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng này và ngăn ngừa tình trạng sẹo hình thành ở mức độ phức tạp thì nên dùng các sản phẩm xịt lành thương cho vết thương hở ngay tại nhà trong quá trình chăm sóc vết thương bị té xe trầy chân.

Và tại Việt Nam, xịt lành thương HemaCut Spray đang nhận được sự quan tâm và công nhận. Đây là sản phẩm đang được sử dụng tại phòng khám và cũng sử dụng tại nhà với những vết thương như phẫu thuật, bỏng cấp I&II, loét, trầy xước do ngã xe hay tai nạn khác... Nhất là với thiết kế vòi xịt tiện dụng, không chạm và tối thiểu tác động đến vết thương.

Bị té xe trầy chân nên làm gì để vết thương mau lành và ngừa sẹo xấu?- Ảnh 6.

HemaCut Spray được phát triển dựa trên công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hòa Séc với việc ứng dụng công nghệ Triss Polymer cùng silicone y tế hóa lỏng 97% Hexamethyldisilxane đảm bảo đạt độ tương thích sinh học cao với làn da và đạt hiệu quả liền thương trong 8-10 ngày.

Nguyên lý hoạt động của HemaCut Spray là thiết lập màng bảo vệ trong suốt chỉ sau 10s với đặc tính kháng bụi, vi khuẩn và thoáng khí. Phân tử lớn hơn 1.000.000 Da hoàn toàn không xâm nhập vào trong cơ thể và không cho phép độ ẩm vết thương thoát ra ngoài môi trường. Đặc biệt, ngay khi dung môi bốc hơi, chỉ còn lại màng silicone y tế mỏng trong suốt với độ bám dính tốt với liên kết chéo bền chặt hơn và hỗ trợ vô hiệu hóa phản ứng stress ô xy hóa. Màng silicone y tế Hexamethyldisilxane có thể bảo vệ vết thương liên tục trong 24h nên chỉ cần sử dụng 1-2 lần/ngày tùy vào kích thước của vết thương. Hexamethyldisilxane cũng kiến tạo môi trường nội mô ẩm, lý tưởng cho quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn. Hexamethyldisilxane đã được kiểm chứng an toàn với mọi đối tượng kể cả trẻ em hay các vết loét tỳ đè lâu năm. Ứng dụng HemaCut Spray mang lại hiệu quả lành thương vượt trội được kiểm chứng bởi hơn 12 bệnh viện trên toàn nước Cộng hòa Séc.

Bị té xe trầy chân nên làm gì để vết thương mau lành và ngừa sẹo xấu?- Ảnh 7.

Xem thêm chi tiết nghiên cứu lâm sàng tại đây: https://hemacut.vn/nghien-cuu-lam-sang/

Bị vết trầy xước do ngã xe, khi nào phải đến bệnh viện?

Bị té xe trầy chân có thể mức độ nặng nhẹ khác nhau. Vậy những trường hợp nào khi ngã xe ở chân cần phải tới bệnh viện? Cùng tìm ngay dưới đây xem khi nào bạn phải tới bệnh viện nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ nào!

  • Bụi bẩn hay dị vật còn tồn đọng lại trong vết thương bị té xe trầy chân mà bạn không thể tự lấy ra tại nhà.
  • Chấn thương nặng do bánh xe gây nên.
  • Vết thương ở chân sâu với lớp da bên ngoài bị bong tróc hoàn toàn…
  • Cũng có thể vết thương rộng và gây đau đớn hơn mức bình thường.
  • Chảy quá nhiều máu.

Dạng sẹo nào hình thành phổ biến sau khi té xe trầy chân và cách điều trị hiệu quả ngay tại nhà?

Té xe trầy chân tổn thương do bị ma sát và tiếp xúc trực tiếp với vật cứng. Lúc này, làn da mất đi lớp bảo vệ và dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập và nguy cơ cao hình thành sẹo. Té xe trầy chân có thể gặp nhiều dạng sẹo tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết thương và cơ địa của bệnh nhân. Trong đó, một số dạng sẹo mà té xe trầy chân thường gặp như:

Bị té xe trầy chân nên làm gì để vết thương mau lành và ngừa sẹo xấu?- Ảnh 8.

Sẹo lồi, sẹo phì đại do té xe

Sẹo lồi hay sẹo phì đại hình thành sau khi bị té xe trầy chân bởi cơ thể không kiểm soát được quy trình tổng hợp collagen. Theo đó, các tế bào da hoạt động quá mức dẫn đến hình thành sẹo lồi hay sẹo phì đại. Một số vết thương té xe nặng phải khâu bằng chỉ cũng có nguy cơ cao để lại sẹo lồi, sẹo phì đại.

Một sản phẩm mà các bạn có thể tham khảo để thoát khỏi tình trạng sẹo lồi sau té xe là gel Rejuvasil và miếng dán Scar FX đến từ thương hiệu dược mỹ phẩm Rejuvaskin nổi tiếng hơn 30 năm tại Mỹ.

Bị té xe trầy chân nên làm gì để vết thương mau lành và ngừa sẹo xấu?- Ảnh 9.

Bộ đôi gel Rejuvasil và miếng dán Scar FX ứng dụng công thức quản lý và ngừa sẹo lồi chuẩn FDA Hoa Kỳ với chiết xuất silicone y tế cao cấp được coi là tiêu chuẩn vàng ức chế tăng sinh collagen ngăn ngừa, làm xẹp sẹo lồi, sẹo phì đại. Hiệu quả đạt 8 tuần đánh bay 86% kết cấu, 84% màu sắc và 68% kích thước của sẹo hậu phẫu bởi khả năng cấp ẩm, bình ổn, kháng viêm và tái tạo sẹo nhanh chóng.

Bị té xe trầy chân nên làm gì để vết thương mau lành và ngừa sẹo xấu?- Ảnh 10.

Cam kết hàng chính hãng cùng ưu đãi tới 14% tại đây: https://scarheal.com.vn/scarheal/Gel-tri-seo-scar-rejuvasil-10ml.html

Sẹo thâm

Quá trình lành lại vết thương sau té xe cũng có thể hình thành sẹo thâm. Nguyên nhân là do tăng sinh melanin quá mức dẫn đến hình thành vết thâm trên vùng da bị té xe.

Vết sẹo lõm

Ngược với sẹo lồi, sẹo phì đại thì sẹo lõm xuất hiện sau té xe trầy chân do quá trình phục hồi thiếu collagen trong quá trình làm lành vết thương. Nguyên nhân gây nên sẹo lõm là do các mô liên kết bị đứt gãy và để lại vết lõm trên da khi vết thương phục hồi.

Một trong những sản phẩm trị sẹo thâm, sẹo lõm đang được tin dùng là kem trị sẹo Rejuvaskin Scar Esthetique. Với công thức 25 hoạt chất mạnh mẽ như Glucosamine, Vitamin C, Retinyl Palmitate (Retinoid) và Beta-Carotene dưỡng sáng cho vết sẹo thâm mờ dần và làn da tươi sáng đều màu. Polypeptide, Squalane, bơ hạt mỡ, Hyaluronic Acid có tác dụng làm mềm, dưỡng ẩm và thúc đẩy sản sinh collagen lấp đầy vết sẹo lõm. Còn với chiết xuất hành, hoa cúc khử ô xy hóa mạnh mẽ, cản phá tác nhân khiến sẹo thâm xỉn cho làn da dần tươi trẻ trở lại. Hiệu quả chỉ với 4 tuần giảm thâm, 8 tuần liền sẹo tối đa, phẳng mịn và đều màu lên đến 70%. Đặc biệt, kem trị sẹo thâm, sẹo rỗ, sẹo lõm Scar Esthetique chính là có thể dùng cho mọi làn da, mọi vị trí sẹo mà không gây nhạy cảm, kích ứng hay châm chích.

Bị té xe trầy chân nên làm gì để vết thương mau lành và ngừa sẹo xấu?- Ảnh 11.

Cam kết hàng chính hãng cùng ưu đãi tới 19% và quà tặng giá trị tại đây: https://scarheal.com.vn/scarheal/kem-tri-seo-scar-esthetique-10-ml.html

Nên kiêng ăn gì để tránh để lại sẹo khi té xe trầy chân?

Chế độ ăn uống sau khi té xe trầy chân cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự hình thành sẹo ở mức độ như thế nào. Sau khi bị té xe nên kiêng một số thực phẩm dưới đây cho đến khi vết thương lành hoàn toàn.

  • Rau muống: Đây là loại rau có thể thúc đẩy sản sinh da non mạnh mẽ nên dễ hình thành sau lồi, sẹo phì đại sau lành thương.
  • Thịt gà và các loại trứng: Với tính nóng nên sau khi bị thương mà ăn thịt gà sẽ lâu lành và dễ hình thành sẹo thâm hay sẹo lồi. Ăn nhiều trứng cũng có thể khiến cho vùng da bị thương có màu trắng hơn so với các vùng da bình thường.
  • Các loại nếp: Tính nóng cũng tương tự như thịt gà, đồ nếp dễ gây nên tình trạng mưng mủ cho vết thương và làm chậm quá trình lành thương. Vì vậy, sau khi bị té xe trầy chân nên hạn chế ăn đồ nếp để vết thương mau lành và hạn chế hình thành sẹo.
  • Thịt bò: Chứa hàm lượng protein cao giúp quá trình hồi phục sức khỏe nhanh hơn. Nhưng với những người bị vết thương hở không nên ăn thịt bò trong thời gian lành thương vì có thể làm tăng nguy cơ hình thành sẹo thâm.
Bị té xe trầy chân nên làm gì để vết thương mau lành và ngừa sẹo xấu?- Ảnh 12.

Hy vọng với một số thông tin ở trên, các bạn đã biết cần phải làm gì khi bị té xe trầy chân. Nhớ là khi chăm sóc vết thương tại nhà cần thực hiện theo đúng các bước chuẩn y khoa. Cách tốt nhất để quá trình lành thương mau lành, không bị nhiễm trùng và hạn chế tối đa sẹo xấu là nên dùng xịt lành thương HemaCut Spray.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.