Bóng bầu dục thế giới sợ hãi trước số lượng cầu thủ qua đời tăng đột biến

Tây Nguyên
Tây Nguyên
01/03/2019 20:05 GMT+7

Những trường hợp tử vong gần đây của 4 cầu thủ bóng bầu dục Pháp là một “sự gia tăng bất thường”, theo Giám đốc điều hành World Rugby (tổ chức quản lý các hiệp hội bóng bầu dục thế giới) Brett Gosper khi trình bày kế hoạch 5 điểm ngăn ngừa chấn thương cho năm 2019.

Kế hoạch trên đặc biệt nhắm đến việc xem xét lại quy định về tackle height (độ cao được phép cản phá) nhằm giảm chấn động cho cầu thủ.
Theo thống kê, các cầu thủ trẻ Louis Fajfrowski (21 tuổi), Adrien Descrulhes (17 tuổi), Nicolas Chauvin (18 tuổi) và Nathan Soyeux (23 tuổi) tất cả đều đã chết sau khi dính chấn thương trên sân. “Chúng tôi rất đau lòng vì hàng loạt những tai nạn chết người”, ông Gosper nói với AFP trong một cuộc phỏng vấn.
Louis Fajfrowski (trái), một trong 4 cầu thủ bóng bầu dục Pháp tử vong gần đây CHỤP MÀN HÌNH
“Đối với chúng tôi, đó là một sự gia tăng đột biến rất bất thường. Những cái chết thỉnh thoảng vẫn xảy ra trong môn bóng bầu dục, cũng như trong tất cả các môn thể thao, đối kháng hoặc không đối kháng. Thế nhưng, chúng tôi chắc chắn chưa từng phải chứng kiến hàng loạt cái chết như thế của bóng bầu dục Pháp, thậm chí là của bóng bầu dục ở bất kỳ nước nào”, ông Gosper nhấn mạnh.
Sau cái chết của cầu thủ trẻ Chauvin, ông Gosper và Chủ tịch World Rugby Bill Beaumont đã đến Pháp để gặp gỡ các quan chức của liên đoàn và chính phủ. Vị giám đốc điều hành World Rugby nói: “Chúng tôi đã điểm qua tất cả những điều khoản của mình. Chúng tôi đã đưa ra những số liệu thống kê từ khắp thế giới về việc giảm đáng kể sự nguy hiểm trong môn thể thao này. Mặc dù không ai cảm thấy thoải mái với chuyện xảy ra trên sân trong những sự cố cụ thể, tôi nghĩ chúng tôi đã đưa ra một đánh giá rộng hơn mang tính toàn cầu về chuyện xảy ra ở Pháp để họ hiểu rằng không thể dễ dàng lý giải sự gia tăng không điển hình những sự cố chết người vừa qua. Nhưng trong bối cảnh mà hướng đi chung là chấn thương nghiêm trọng và những cái chết, thì môn thể thao này thật sự rất có vấn đề”.

tin liên quan

Gần 2 triệu người xem trực tiếp trận bóng bầu dục
Gần 2 triệu người đăng nhập vào trang của nhà bán lẻ online lớn nhất thế giới Amazon.com để xem lần phát hình trực tuyến đầu tiên về một trận đấu bóng bầu dục Mỹ vào thứ sáu (giờ Việt Nam).
Liên đoàn Bóng bầu dục Pháp (FFR) và Hiệp hội Bóng bầu dục Pháp đã phản ứng bằng việc đề nghị World Rugby xem xét việc cấm nhiều cầu thủ tham gia cản phá cùng một lúc và hạ thấp độ cao được phép cản phá từ vai xuống ngang thắt lưng. Theo đó, World Rugby đã đồng ý đẩy nhanh chu kỳ luật 4 năm, trong đó các hiệp hội thành viên đề xuất những ý tưởng thay đổi, và Pháp sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề về phòng chống chấn thương trong 2 ngày 19 và 20.3, với sự tham gia của các chuyên gia y tế, các huấn luyện viên và các chuyên gia kỹ thuật nhằm thúc đẩy “việc xây dựng luật phúc lợi cho cầu thủ hơn là xây dựng luật có ý nghĩa về phúc lợi cho người chơi”.
Ông Gosper nói về 4 trường hợp tử vong trên rằng: “Cho dù là cái chết trên sân bóng bầu dục hay những ca chấn thương thảm khốc, thì đã có một sự sụt giảm rõ rệt trong một số năm. Tôi nghĩ rằng sự gia tăng đột biến này đã khiến tất cả chúng ta bị bất ngờ”.
Dư luận hết sức quan tâm đến các sự cố chết người trong thi đấu môn bóng bầu dục AFP
Quan chức người Úc này cho biết thêm rằng kế hoạch 5 điểm bao gồm đánh giá lại luật, kế hoạch khuyến khích đào tạo thực hành tốt giữa CLB và quốc gia, giám sát chấn thương, chương trình khởi động để ngăn ngừa chấn thương trong trận đấu và chương trình huấn luyện kỹ năng cản phá đã được triển khai.
Ông Gosper nói về vấn đề vẫn đang tiếp tục là đề tài nóng: “Chúng tôi đã đạt được nhiều thành công trong việc quản lý chấn động, đặc biệt là từ khi chúng tôi đưa ra HIA (đánh giá chấn thương đầu) hồi năm 2012 và chúng tôi đã có những bước tiến lớn. Chấn động não là dạng chấn thương mà trong nhiều trường hợp nặng có thể trở thành dạng chấn thương nguy hiểm nhất mà chúng ta phải đối phó”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.