Phát hiện bức tường cổ có thể được xây từ thế kỷ thứ 8

12/10/2012 18:10 GMT+7

(TNO) Hôm nay 12.10, Bảo tàng Bình Thuận đã có báo cáo gửi Bộ VH-TT-DL về việc hai bức tường chôn sâu dưới lòng đất được phát hiện trong khi thi công bảo vệ tháp Pô Tằm của người Chăm cổ (xã Phú Lạc, H.Tuy Phong).

Theo thạc sĩ Nguyễn Xuân Lý, Giám đốc Bảo tàng Bình Thuận, sau khi phát hiện hai bức tường cổ ngay dưới chân đế của tháp Pô Tằm, Bảo tàng Bình Thuận đã cho đình chỉ thi công để khảo sát kiến trúc khảo cổ học.

Phát hiện bức tường cổ của người Chăm từ thế kỉ thứ VIII
Vị trí phát hiện hai bức tường cổ 

Ông Lý cho biết, hai bức tường cổ bằng gạch, nằm ở hướng Đông của tháp Pô Tằm, ở độ cao 37 m so với mực nước biển. Hai bức tường cao 190 cm, dày 65 cm cách nhau với cự ly 246 cm.

Theo ông Lý, qua kinh nghiệm nghiên cứu văn hóa Chăm thì gạch xây có cùng màu sắc, kích thước, chất kết dính và cả thế xây như thân tháp Pô Tằm.

Ông Lý nhận định, có thể đây là hai bức tường của người Chăm cổ xây cùng thời với tháp Pô Tằm từ thế kỷ thứ 8, nhưng công năng của chúng là gì thì phải có một cuộc nghiên cứu. 

“Chúng tôi sẽ kiến nghị mời Trung tâm nghiên cứu khảo cổ học vào nghiên cứu để phục vụ cho việc khai quật hai bức tường cổ này”, ông Lý nói.

Tin, ảnh: Quế Hà

>> Phát hiện bức tường cổ tại Jerusalem
>> Bức tường có 26 cái máy lạnh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.