Thi hành án dân sự: Trung tâm bán đấu giá = trung tâm... lừa đảo !?

13/11/2004 22:50 GMT+7

Vì sao cả trăm ngàn bản án hiện chỉ nằm trong ngăn kéo mà không thể thi hành? Đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng này? Những câu hỏi trên là chủ đề của cuộc tọa đàm “Điều tra dư luận xã hội về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi hành án (THA) dân sự, bán đấu giá tài sản (BĐGTS),...” được Bộ Tư pháp tổ chức vào 2 ngày 11-12/11/2004 tại TP.HCM.

Ông Nguyễn Văn Lực - Phó phòng THA dân sự TP.HCM là người "nổ phát súng" đầu tiên về những bất hợp lý trong thủ tục THA và BĐGTS. Ông Lực cho biết, hiện nay vấn đề BĐGTS, đặc biệt là BĐGTS trong THA đang gây ra rất nhiều bức xúc cho khách hàng và những người tham gia BĐG. Theo ông Lực, rất nhiều phiên BĐGTS đã phải hủy nửa chừng vì có sự can thiệp của nhiều cơ quan chức năng. Trong đó nhiều nhất là trường hợp phải "ách" lại vì phán quyết của tòa có... sai sót.

Ông Lực trăn trở: "Chúng tôi không biết thủ tục để hủy phiên đấu giá này là như thế nào và căn cứ vào đâu". Ông Nguyễn Hoàng Huy (Giám đốc Trung tâm Dịch vụ BĐGTS TP.HCM) có lẽ là người bức xúc nhất tại buổi tọa đàm. Ông Huy cho biết quy định "sau 2 lần giảm giá mà không có

Vấn đề quy định thu phí THA cũng có bất cập. Theo Pháp lệnh THA dân sự 2004 thì "người được THA phải chịu phí THA" và theo văn bản hướng dẫn tạm thời của Bộ Tư pháp thì mức phí này là 5% giá trị tài sản được THA. Bà Lương Thế Đồng, Đội trưởng Đội THA quận 11 cho biết, một số đương sự không đồng ý với việc thu phí THA. Họ cho rằng họ là người thắng kiện nhưng bây giờ phải nộp tiền còn nhiều hơn cả án phí của người thua kiện là bất hợp lý.
người mua, tài sản BĐG sẽ được giao cho người được THA" của Pháp lệnh THA dân sự hiện hành là hết sức bất hợp lý. "Với quy định này thì rất nhiều trường hợp người được THA vừa nhận tài sản vừa... khóc vì nếu tài sản BĐG là cái nhà thì dù không bán đi vẫn còn có thể dùng để ở được nhưng nếu là máy móc thì không biết để làm gì vì người ta đâu có nhu cầu" - ông Huy nói. Bàn về "sự can thiệp của cơ quan chức năng" vào việc BĐGTS, ông Huy nhận xét chua chát: "Người ta từng gọi Trung tâm BĐGTS là "trung tâm lừa đảo". Họ đã bỏ cả trăm lượng vàng nhưng lại không được sở hữu tài sản vì có sự can thiệp của các cơ quan chức năng". Ông Huy đã đơn cử một trường hợp bức xúc kéo dài nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết: Một khách hàng trúng đấu giá căn nhà ở Q.10 (là tài sản của một vụ kiện dân sự), sau khi bỏ ra gần 400 lượng vàng mọi thủ tục đã hoàn tất, đương sự này đã đứng tên chủ sở hữu nhưng sau đó bản án bị kháng nghị rồi bị hủy và giao về cho TAND TP.HCM xét xử lại. Rồi sau đó TAND TP.HCM đã ra quyết định tạm đình chỉ vụ án. Và đến thời điểm này, người trúng đấu giá đã chết nhưng vụ kiện vẫn chưa giải quyết xong và căn nhà trên vẫn thuộc quyền quản lý của... chủ cũ (!).

Một vấn đề nan giải khác là việc căn nhà được mang ra BĐG hiện đang được đương sự cho thuê với giá cao. Trong phiên đấu giá, đương sự này "hét" với giá thật cao để không ai mua nổi nhưng sau đó họ cũng không mua với cái giá "trên trời" ấy và chịu mất tiền đặt trước. Theo ông Huy, với căn nhà trị vài trăm lượng vàng thì họ chỉ mất có vài lượng cho phí đặt trước vì theo quy định hiện hành, phí này chỉ có 1%, trong khi số tiền mà họ thu được từ việc cho thuê thì kếch xù. Về vấn đề này, ông Hoàng Hiếu - Trưởng phòng Kiểm sát THA, Viện KSND TP.HCM đề nghị: "Bộ Tư pháp nên xem xét lại quy định cho người có tài sản bị BĐG được tham gia mua lại tài sản BĐG bởi nếu như họ có tài sản thì họ đã thi hành án rồi, không phải đợi đến khi mở phiên BĐG họ mới có thiện chí tham gia. Nếu như hạn chế được quyền này thì họ sẽ không phá được phiên BĐG".

Minh Thuận  

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.