Giáo dục các nước - Anh: Dạy nấu ăn trong trường học

28/12/2005 22:46 GMT+7

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, an toàn vệ sinh thực phẩm và "trổ tài" làm bếp... là những nội dung sẽ được đưa vào chương trình học cho học sinh từ 11 đến 14 tuổi ở Anh. Đây là một trong những "chiêu" của chính phủ nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn trong các trường học và hạn chế tình trạng béo phì do ăn quà vặt của học sinh. (BBC)

 Australia: Tăng học phí để thu hút sinh viên nước ngoài

Bộ Giáo dục Australia quyết định tăng học phí đại học lên đến 25%. Quyết định này khiến tỷ lệ sinh viên bản xứ có hoàn cảnh không thuận lợi ở bậc đại học giảm xuống, trong đó chủ yếu là sinh viên vùng nông thôn hay gốc thổ dân. Thay vào đó, xứ sở chuột túi này lại thu hút một lượng lớn sinh viên nước ngoài theo học, nhiều nhất là sinh viên đến từ châu Á như Trung Quốc, Malaysia, Singapore... (Theo BBC)

Phụ đạo để nâng thành tích các nam sinh

Thành tích quá "ẹ" của các nam sinh trong kỳ thi GCSE là lý do khiến Bộ giáo dục nước này phải triển khai kế hoạch phụ đạo sau giờ học tại 39 trường nhằm giúp các nam sinh đạt kết cao hơn trong kỳ trên. Theo đó, ngoài học thêm giờ, các nam sinh còn được khuyến khích đọc nhiều sách và ghi điểm trong cuộc thi ứng xử. (BBC)

Namibia: Tổ chức ngày lễ thầy cô giáo

Các trường học ở Namibia được nghỉ nửa ngày để tổ chức mừng Ngày lễ thầy cô giáo do Bộ Giáo dục phát động, trong đó lễ hội chính diễn ra ở Oshakati. Đây được xem như  thiện chí của chính phủ khi trước đó 2 tuần, Hiệp hội giáo viên quốc gia đã tổ chức biểu tình để đề nghị tăng lương và cải thiện đời sống cho giáo viên. (AllAfrica)

Kenya: Ký túc xá có thể trở thành phòng học

Hiệu trưởng các trường trung học Kenya đang đề nghị các trường đại học như Nairobi, Maseno, Kenyatta... biến một số khu ký túc xá trong khuôn viên trường thành những phòng học để có thể đón nhận thêm nhiều sinh viên. Đồng thời chính phủ cũng nên tăng thêm các khoản vay và học bổng để hỗ trợ sinh viên an cư bên ngoài. Ngoài ra, những học sinh có gia cảnh khó khăn sẽ được xem xét để học trung học miễn phí và có cơ hội tiếp cận với nền giáo dục chất lượng. (AllAfrica)

V.A

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.