Chẩn đoán Parkinson qua nước bọt

26/01/2013 03:20 GMT+7

Xét nghiệm một phần của tuyến nước bọt có thể giúp chẩn đoán bệnh Parkinson, theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ.

Parkinson ảnh hưởng chủ yếu đến những người trên 50 tuổi, thường có các triệu chứng như chậm chạp, cơ bắp bị cứng và run. “Hiện chưa có xét nghiệm chẩn đoán Parkinson. Các cuộc khám nghiệm tử thi các bệnh nhân Parkinson trước đây cho thấy có các protein bất thường liên quan tới Parkinson trong các tuyến nước bọt dưới hàm dưới”, hãng tin ANI dẫn lời tác giả nghiên cứu Charles Adler, nhà thần kinh học tại Bệnh viện Mayo ở Arizona (Mỹ) cho biết.

Các nhà khoa học sau đó chẩn đoán ở những bệnh nhân còn sống, có độ tuổi trung bình là 68, mắc Parkinson trong khoảng 12 năm. Họ phản ứng với thuốc Parkinson và sẽ không có rối loạn tuyến nước bọt. Sinh thiết được lấy từ hai tuyến nước bọt khác nhau: tuyến dưới hàm dưới và tuyến trong môi dưới. Kết quả cho thấy, protein bất thường của bệnh Parkinson đã được phát hiện ở 9 trong số 11 bệnh nhân có mô đủ để nghiên cứu. Mặc dù bệnh Parkinson không thể chữa khỏi, song thuốc men có thể cải thiện đáng kể triệu chứng, theo các chuyên gia.

Mai Duyên

>> Thêm rủi ro mắc bệnh Parkinson
>> Bệnh Parkinson không gây ra các chứng nghiện
>> Liệu pháp gien cho bệnh Parkinson
>> Trà xanh và bệnh Parkinson
>> Ngủ ngon giúp cải thiện trí nhớ cho bệnh nhân Parkinson
>> Caffeine và bệnh Parkinson
>> Ngủ giúp giảm triệu chứng bệnh Parkinson
>> Thử nghiệm vaccine bệnh Parkinson đầu tiên trên thế giới
>> Vitamin K2 có thể giúp chữa bệnh Parkinson
>> Ăn quả mọng giảm bệnh Parkinson

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.