10 câu chuyện công nghệ đình đám nhất 2011

27/12/2011 19:45 GMT+7

(TNO) Từ sự ra đi vĩnh viễn của một nhà tiên phong công nghệ cho đến hàng tỉ USD chi phí bảo mật của các công ty và cuộc chiến bằng sáng chế giữa các đại gia, hãng CNN đã chọn ra 10 câu chuyện công nghệ trong năm 2011 mà sức ảnh hưởng có thể âm vang trong nhiều năm nữa.

(TNO) Từ sự ra đi vĩnh viễn của một nhà tiên phong công nghệ cho đến hàng tỉ USD chi phí bảo mật của các công ty và cuộc chiến bằng sáng chế giữa các đại gia, hãng CNN đã chọn ra 10 câu chuyện công nghệ trong năm 2011 mà sức ảnh hưởng có thể âm vang trong nhiều năm nữa.

1. Steve Jobs qua đời

Từ một xuất thân khiêm tốn cho đến vị trí điều hành hãng công nghệ giá trị nhất thế giới, đồng sáng lập Apple Steve Jobs có đầy uy quyền và được sùng kính. Cái chết vào ngày 5.10 sau cuộc chiến chống chọi căn bệnh ung thư kéo dài của ông đã tạo ra một đợt sóng cảm xúc trên toàn thế giới.

Những hình ảnh thương tiếc có thể được nhìn thấy bên ngoài hàng trăm cửa hiệu của Apple, nơi người hâm mộ đặt hoa, nến và viết những dòng chữ chia buồn. Cuốn tiểu sử của ông do Walter Isaacson chấp bút ngay lập tức trở thành tựa sách bán chạy nhất (best-seller).

Tại Apple, Jobs đã giúp tạo ra một ngành công nghiệp máy tính cá nhân và xây dựng một đội ngũ cộng tác nhằm thiết kế những sản phẩm đình đám như iMac, iPod, iPhone và iPad. Ông cũng có thời gian lãnh đạo hãng Pixar Animation Studios, nhà sản xuất bộ phim bom tấn Toy Story mà hãng Walt Disney bỏ 7,4 tỉ USD để thâu tóm vào năm 2006.

Ngành công nghệ phát triển vũ bão đã dừng lại trong một khoảnh khắc sau cái chết của Jobs trong năm nay, tạo cảm hứng cho các lãnh đạo thế giới và kinh doanh phát biểu về tác động của ông. Thế giới công nghệ có thể mãi mãi thay đổi sau sự ra đi của Jobs.


 Hình Steve Jobs trên một chiếc iPad 2 - Ảnh: AFP

2. Vai trò của mạng xã hội với người biểu tình

Facebook, Twitter và YouTube không ngớt được khen ngợi vì vai trò của chúng trong cuộc nổi dây Mùa xuân Ả Rập, một loạt các cuộc biểu tình làm rung chuyển Trung Đông và Bắc Phi kể từ cuối năm 2010.

Việc sử dụng các mạng xã hội để lan truyền tin tức về những cuộc biểu tình ra thế giới diễn ra bền bỉ trong năm nay, đặc biệt trong cuộc nổi dậy ở Ai Cập vốn lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak.

Những tường thuật vắn về phong trào Chiếm phố Wall và các cuộc biểu tình khác tại Mỹ thường xuất hiện trên Twitter.

Hiện tượng này được CEO của Facebook Mark Zuckerberg tóm tắt trong một cuộc họp báo trong năm: “Chúng ta hiện hữu tại chỗ giao nhau của công nghệ và những vấn đề xã hội”.

3. Tin tặc

Chiếc mặt nạ của Guy Fawkes, một biểu tượng nổi bật cho chính biến, xuất hiện tại nhiều cuộc biểu tình Chiếm phố Wall song thứ phụ tùng từ bộ phim V for Vendetta này đã được một nhóm tin tặc tên Anonymous lấy làm biểu tượng trước đó.

Các thành viên của nhóm có tổ chức lỏng lẻo nói trên nổi lên từ thế giới ngầm internet trong năm nay với một loạt các vụ tấn công mạng có mục đích chính trị nhằm vào nhà thờ và ngân hàng thương mại điện tử.

Một nhóm khác tên Lulz Security cũng tự mình thực hiện một số vụ tấn công trước khi tuyên bố giải tán.

Sau khi mạng trực tuyến của Sony bị đột nhập, các nhà nghiên cứu khám phá ra một tập tin được cấy trên máy chủ chứa một khẩu hiện của Anonymous có tên “We are legion” (Chúng ta đầy rẫy).

Từ “hack” cũng in sâu vào tâm trí của mọi người sau các vụ tấn công đến nỗi nó trở thành từ cửa miệng mỗi khi một website bị sập hay một mật khẩu bị đánh cắp.


 Một người biểu tình mang chiếc mặt nạ Guy Fawkes - Ảnh: Reuters

4. Thị trường máy tính bảng đón thêm nhiều người nhập cuộc

Được châm ngòi bởi thành công lớn từ chiếc iPad của Apple, thị trường máy tính bảng đón nhận một cú hích với nhiều sản phẩm mới trong năm nay.

Các hãng sản xuất điện tử cố gắng xác định liệu khách hàng đang cần máy tính bảng hay chỉ cần iPad. Hãng Google, với máy tính bảng Android, và Research in Motion với BlackBerry PlayBook, đã không thỏa mãn được thắc mắc với câu trả lời của họ.

Amazon có lẽ đã phá vỡ công thức đó với chiếc Kindle Fire giá 199 USD. Hãng này bán được khoảng 1 tiệu chiếc mỗi tuần kể từ khi trình làng vào tháng 11.

5. Facebook và đối tác mang đến sự chia sẻ “không ma sát”

Bạn gọi là gì khi một người bạn biết tìm thấy một điều gì đó về bạn mà bạn chưa từng nói với họ?

Facebook gọi đó là “không ma sát”, và các công ty cung cấp tính năng này, bao gồm một số dịch vụ âm nhạc và nhà xuất bản tin tức, đã tìm ra phương tiện quảng bá cực kỳ hiệu quả.

Tuy nhiên, nhiều người đã chống đối việc thói quen đọc sách riêng tư của họ bị đăng tải trên Facebook. Zuckerberg thuyết phục mọi người hãy tiếp tục tiết lộ nhiều hơn nữa về họ mỗi năm. Giờ đây câu hỏi là liệu họ có chủ động chọn lựa hay không.

6. Cuộc chiến bằng sáng chế

Những đại gia di động, bao gồm Apple, Google, HTC, Microsoft, RIM và Samsung đã giao chiến trong một cuộc đối đầu khổng lồ về bằng sáng chế.

Các công ty đã khởi kiện và phản tố tại nhiều nước trên toàn thế giới nhằm tìm kiếm thỏa thuận về bằng sáng chế hoặc ngăn cản sản phẩm của đối thủ. Goolge cho biết vụ thâu tóm hãng Motorola Mobility trị giá 12,5 tỉ USD của họ là nhằm mục đích sở hữu kho bằng sáng chế của hãng này.

7. Google+

Người ta đang dành nhiều thời gian trên các mạng xã hội hơn là tìm kiếm trên internet. Nói cách khác, Facebook được nhiều thì Google sẽ được ít lại.

Vì thế, Google đã tạo ra môi trường giống Facebook riêng tên Google+. Người sử dụng có thể chia sẻ hình ảnh và xem thấy những cập nhật của bạn bè.

Google+ có một khởi đầu hứa hẹn song Facebook đã dẫn trước rất xa. Google quả quyết rằng mạng xã hội đóng vai trò chính yếu trong tương lai của công ty. Đây là một canh bạc lớn.

8. Apple trở thành công ty có giá trị nhất thế giới

Khi Steve Jobs trở lại Apple vào năm 1997, ông nói công ty chỉ vài tuần nữa là phá sản. Trong hơn một thập niên kế tiếp, ông đã đạo diễn một cuộc lội ngược dòng bậc thầy vốn đẩy Apple trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới trong một thời gian ngắn.

Hãng Exxon Mobil đã lấy lại ngôi vị với khoảng cách dẫn trước khá lớn song điều này không làm lu mờ những tác động của Apple.

9. Máy tính Watson của IBM đánh bại con người trong trò Jeopardy!

Có thời điểm, máy tính Watson của IBM không thể hiểu được một số cách sử dụng tiếng Anh, làm phát ra những tiếng cười chế nhạo.

Tuy nhiên, như thế giới từng thấy máy tính Deep Blue đánh bại nhà vô địch cờ vua Gary Kasparov, máy tính không phải không có khả năng.

Watson chứng minh rằng hai người đàn ông thông minh Ken Jennings và Brad Rutter không hề bắt kịp phần mềm trí tuệ nhân tạo chạy trên các máy chủ.

10. Spotify và Facebook tấn công thế giới nhạc số


 CEO Faceboook Mark Zuckerberg - Ảnh: Reuters

Với iTunes và iPod, Apple có một công thức mạnh mẽ để thống trị ngành công nghiệp nhạc số mà Amazon và Google vẫn chưa thể làm sứt mẻ.

Tuy nhiên, Spotify đã chứng tỏ mình là một đối thủ đáng gờm tại châu u và sau một số năm thương thảo với các hãng thu âm, họ cuối cùng cũng vươn đến Mỹ trong năm nay.

Facebook Music, một trang cho biết bạn bè đang nghe gì, đã giúp mang lại lượng "khán giả" đông hơn cho các dịch vụ nhạc trực tuyến theo yêu cầu như Spotify, MOG, Rdio và Rhapsody.

Sơn Duân

>> Cuộc chiến mới giữa Apple và Samsung
>> Steve Jobs nhận giải thưởng âm nhạc danh giá Grammy
>> 13 điểm khác biệt của Steve Jobs

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.