Itanium - Bước đi vững chắc vào tương lai

28/12/2005 09:51 GMT+7

Siêu cấu trúc của bộ vi xử lý Intel Itanium thực sự khẳng định sức mạnh của mình khi ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Nền tảng 64- bit đã tạo được tiếng vang từ khi được giới thiệu. Nhận thấy được những lợi ích kinh tế mà bộ vi xử lý Intel Itanium 2 có thể mang lại cũng như năng suất và giá trị của nó so với các đối thủ cùng loại, các doanh nghiệp đã chuyển hướng sang sử dụng bộ vi xử lý này.

Ứng dụng kiến trúc Itanium ® tuân theo những quy luật cổ điển của những phát minh về thiết bị điện toán cao cấp. Bộ vi xử lý này được khách hàng là doanh nghiệp CNTT lớn chấp nhận sử dụng và ngày càng trở nên phổ biến đối với các khách hàng là doanh nghiệp lớn khác. Giá trị của bộ vi xử lý này đã được công nhận trong ngành máy tính kỹ thuật yêu cầu máy tính mạnh với khả năng tính toán cao. Đặc biệt, đội ngũ nghiên cứu khoa học kỹ thuật là những người đầu tiên công nhận những tính năng vượt trội của nó.

Một vài doanh nghiệp lớn trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương- với những hệ thống máy tính lớn cũng chọn kiến trúc Itanium đế xây dựng hệ thống CNTT cốt lõi, đáp ứng những nhu cầu của mình

Tuy nhiên, chiếc chìa khóa đi tới các doanh nghiệp lớn còn là chính lĩnh vực kinh doanh chi phối các ứng dụng CNTT trong khi đó vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí và độ tin cậy của các ứng dụng hỗ trợ tích hợp. Công ty viễn thông SK, ngân hàng New York, công ty Prada và Bharat là những minh chứng rõ ràng nhất về khả năng triển khai ứng dụng chạy với giải pháp của hệ thống máy chủ HP Itanium 2. Những doanh nghiệp này đã có được hiệu quả làm việc, tính cân bằng và tính ứng phó cao hơn khi thu lợi từ hệ thống máy chủ tiêu chuẩn với giá cả chấp nhận được.

Khách hàng SAP đang chuyển sang hệ thống máy chủ Itanium 2

Trong năm 2004, đã có hơn 500 khách hàng chuyển sang sử dụng các ứng dụng của SAP tích hợp sẵn trên máy chủ HP và đã cho những nhận xét tốt về việc tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và hiệu quả công việc. máy chủ HP sử dụng bộ vi xử lý Itanium 2 đang dần trở thành một nền tảng máy chủ được nhiều khách hàng sử dụng các ứng dụng SAP ưa chuộng, báo hiệu sự tín nhiệm đang tăng dần đối với khả năng của máy chủ có thể đáp ứng nhiều hơn cho nhu cầu của doanh nghiệp trong tương lai.

Ông Eric MacDonald, tổng giám đốc của SAP tại Singapore cho biết: “Tối ưu hóa tốc độ và khả năng linh hoạt ứng dụng trong các ngành nghề quan trọng hơn không còn là một vấn đề cần chứng minh nữa. SAP đã hợp tác chặt chẽ với Intel và HP để phát triển các nền tảng cho phép khả năng mở rộng của doanh nghiệp, mang lại những lợi ích hữu hình cho khách hàng.”

Bước đi vững chắc vào tương lai

Giá trị dài hạn của một kiến trúc máy tính phụ thuộc vào việc nó có thể duy trì sức mạnh của minh trong bao lâu. Khả năng đó phụ thuộc vào việc một nền tảng máy tính luôn mang lại các giải pháp tiết kiệm chi phí trong tương lai, vì vậy các giải pháp hiện thời phải phát triển được để có thể hỗ trợ cho các nhu cầu của những thế hệ sau. Để duy trì sức mạnh của một nền tảng máy tính, kiến trúc Itanium được tạo nên từ những kế quả nghiên cứu ứng dụng của các kiến trúc 64 bit và Itanium đã được rất nhiều “đại gia” trong lĩnh vực công nghệ hỗ trợ, đặc biệt là HP, Microsoft, SAP và Intel.

Sự hợp tác này đã mang đến sự cải tiến mạnh mẽ và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ những người sử dụng máy tính. Nó cũng giúp khách hàng tránh khỏi những rủi ro về đột nhập hệ thống. Trong ngành kinh doanh hay thay đổi, không gì có thể đảm bảo giá trị của một hệ thống tốt hơn khả năng thích ứng. Hơn thế nữa, khi bộ vi xử lý Itanium được sử dụng cho một hệ thống máy tính tiêu chuẩn, điều đó có cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ đầu tư cho khách hàng.

Một trong những công ty ứng dụng kiến trúc Itanium đầu tiên là Microsoft. Ngay khi Itanium được công bố, Microsoft đã nhanh chóng đưa nền tảng Itanium vào ứng dụng trong công ty. Thực tế, họ đã bán Widows Server 2003 phiên bản dành cho Doanh nghiệp (Enterprise Edition) và phiên bản Data centre cho các hệ thống dùng Itanium 64 bit cũng như SQL Server 2000 (64b bit) từ tháng 4 năm  2003. Những sản phẩm này hiện tại đã và đang được hàng triệu doanh nghiệp trên thế giới sử dụng bởi khả năng tăng cường hiệu suất, mức độ tin cậy và khả năng thích ứng với các biến động trong tương lai.

Bộ vi xử lý Itanium mang lại cho các doanh nghiệp năng suất, mức độ tin cậy và khả năng thích ứng cao nhất hiện nay trong xử lý các giao dịch, lưu trữ dữ liệu, hoạch định nguồn lực doanh nghiệp và khả năng tính toán. Khả năng mở rộng của kiến trúc Itanium sẽ cho phép các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có sự lựa chọn rộng lớn hơn trong việc quyết định chiến lược, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong tương lai.

HP đang đầu tư hơn 3 triệu đô-la trong 3 năm tới nhằm đưa hệ thống máy chủ của HP đứng đầu thị trường 20triệu đô la hàng năm của máy chủ RISC trên toàn thế giới. Thị trường máy chủ doanh nghiệp đang chuyển sang các kiến trúc 64 bit. HP đang tích cực làm việc để hỗ trợ các doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển sang các ứng dụng máy chủ HP Itanium 2. Đó chính là nền tảng của sự lựa chọn bởi vì Itanium sẽ mang lại cho doanh nghiệp tính linh hoạt cao hơn, cũng như khả năng giả lập và tối ưu hoá tốc độ máy tính.

Sự chuyển đổi từ bộ vi xử lý 32 bit sang 64 bit được coi là một sự thay đổi lớn trong thế giới phần cứng máy tính. Và hơn thế các bộ vi xử lý Intel cho hệ thống máy chủ dòng x86 đã sẵn sàng cho sự chuyển hướng đó.

HP cam kết hỗ trợ cho Itanium

Giám đốc điều hành HP, Mark Hurd đã cho biết công ty cam kết sẽ gia tăng gấp đôi thị trường kinh doanh máy chủ, thiết bị lưu trữ, phần mềm quản lý và đưa ra viễn cảnh dài hạn về CNTT trong đó bao gồm các trung tâm dữ liệu tự động.

HP cam kết sử dụng chip Itanium mà HP đã cùng với tập đoàn Intel nghiên cứu phát triển, và cũng tăng cường đầu tư hơn nữa vào bộ vi xử lý này.

Itanium đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ chip dòng x86 64-bit cũng như sức ép ngày càng tăng từ một số đối thủ cạnh tranh như hãng IBM với chip Power và hãng Sun Microsyatems với bộ vi xử lý UltraSparc. Theo hãng nghiên cứu IDC thì từ cuối tháng 6 đến nay tổng cộng đã có 75.000 máy chủ với bộ vi xử lý Itanium được bán ra toàn cầu, trong đó hãng HP chiếm hai phần ba tổng số.

HP hiện có sẵn trong tay khoảng 14,5 tỷ đôla và hàng năm hiện chi khoảng 3.7 tỷ cho việc phát triển và nghiên cứu. Không đề cập chi tiết cụ thể về chiến lược nghiên cứu và chiếm lĩnh thị trường nhưng Giám đốc điều hành HP, Hurd cho biết HP muốn “tăng gấp đôi thị trường mà họ muốn thống lĩnh.” Ông lặp lại cam kết phát triển mảng doanh nghiệp thích ứng, và cho biết thêm “Chúng tôi cũng cần phát triển nhiều hơn các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.”

TNO

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.