Già nua thua tuổi trẻ

31/12/2011 01:19 GMT+7

Theo kết quả xếp hạng của Viện Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR), năm 2011 đánh dấu sự kiện Brazil vượt Anh và chiếm vị trí nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới. Người Anh không thể không rầu lòng nhưng có thể tự an ủi phần nào vì chuyện già nua thua tuổi trẻ vốn đã trở thành trào lưu đang tiến triển mạnh mẽ.

Theo kết quả xếp hạng của Viện Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR), năm 2011 đánh dấu sự kiện Brazil vượt Anh và chiếm vị trí nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới. Người Anh không thể không rầu lòng nhưng có thể tự an ủi phần nào vì chuyện già nua thua tuổi trẻ vốn đã trở thành trào lưu đang tiến triển mạnh mẽ.

Cách đây không lâu, Trung Quốc đã vượt Đức về xuất khẩu và sau đó vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Những thành tựu phát triển huy hoàng trong quá khứ không thể giúp những nền kinh tế lớn xưa nay duy trì khoảng cách. Cạnh tranh và kiềm chế, hợp tác và liên kết với các nền kinh tế mới nổi cũng không giúp các “đại gia” già nua nói trên thay đổi thực tế đó.

Xu thế ấy còn biểu hiện trong cả những lĩnh vực và trường hợp khác. Diễn đàn G20 đâu có bề dày uy danh như G7 hay G8, vậy mà giờ đây có được vai trò và ảnh hưởng ngày càng lấn át.  Nhóm BRICS - bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - mới hình thành có mấy năm mà đã trở thành một trong những giải pháp giúp EU thoát khủng hoảng.

Nếu nhìn ra xa hơn, có thể đề cập một chiều hướng tất yếu đang định hình và tăng cường là chuyển dịch trọng lực từ đối tác này sang đối tác khác, từ khu vực này sang khu vực khác. Khủng hoảng đã mang lại và thúc đẩy xu hướng ấy. Nhưng nguyên do cơ bản nhất vẫn là sự xơ cứng trong tư duy phát triển và bất cập trong chính sách ở các nền kinh tế già nua.

Thảo Nguyên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.