Khởi động dự án Galileo - đối thủ của GPS

28/12/2005 23:47 GMT+7

Một kỷ nguyên mới về vệ tinh định vị đã mở ra sau khi châu u phóng vệ tinh thử nghiệm đầu tiên trong hệ thống định vị Galileo của mình, được thiết kế để đối trọng với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ.

Sau gần 2 năm bị đình hoãn, dự án Galileo cuối cùng cũng đã cất cánh khi một hỏa tiễn Suyuz của Nga mang theo vệ tinh GIOVE-A rời bệ phóng ở sân bay vũ trụ Baikonur (Kazakhstan) hôm qua. Với trọng lượng 600 kg, GIOVE-A sẽ thử nghiệm nhiều kỹ thuật khác nhau cần thiết cho hệ thống Galileo, trong đó có một đồng hồ nguyên tử mà theo Cơ quan vũ trụ châu u (ESA) là chính xác nhất từ trước đến nay được đưa lên không gian. Galileo, dự án trị giá 3,8 tỉ euro (4,5 tỉ USD) dự kiến chính thức đưa vào sử dụng vào năm 2010, là hệ thống đầu tiên được thiết kế chỉ để phục vụ mục đích dân sự, khác với đối thủ GPS vốn ban đầu được phát triển cho mục đích quân sự. Galileo sẽ cho phép châu u có được sự độc lập chiến lược khi hệ thống vệ tinh ngày càng không thể tách rời trong việc điều hòa không khí, giúp điều tiết sự lưu thông của xe cộ. Theo ESA, Galileo sẽ cung cấp sự định vị chính xác đến từng mét mà hiện chưa có hệ thống nào phục vụ mục đích dân sự có khả năng làm được. Giai đoạn kế tiếp của dự án sẽ là đợt phóng vệ tinh thử nghiệm thứ 2 tên GIOVE-B vào năm 2006, tiếp theo sẽ là 4 vệ tinh hoạt động vào năm 2008 và mục tiêu cuối cùng là một chòm 30 vệ tinh bay quanh trái đất. (AFP)

X.A

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.