Hai mặt của tiền lệ

08/05/2013 03:00 GMT+7

Nghị viện châu u (EP) tiếp tục gia tăng áp lực lên Hungary với dự định khởi động quy trình trừng phạt thành viên EU này vì không tôn trọng "những giá trị chung của EU" nếu không từ bỏ kế hoạch sửa đổi hiến pháp đang được tiến hành. Cả những gì mà Hungary đang làm cũng như phản ứng của EP đều là tiền lệ mới trong EU.

Nghị viện châu u (EP) tiếp tục gia tăng áp lực lên Hungary với dự định khởi động quy trình trừng phạt thành viên EU này vì không tôn trọng "những giá trị chung của EU" nếu không từ bỏ kế hoạch sửa đổi hiến pháp đang được tiến hành. Cả những gì mà Hungary đang làm cũng như phản ứng của EP đều là tiền lệ mới trong EU.

Việc sửa đổi hiến pháp ở Hungary có nguyên cớ ở cuộc đấu tranh quyền lực giữa cơ quan lập pháp và hành pháp với bộ máy tư pháp, liên quan đến những quan điểm chính sách đậm nét bảo thủ đến dân tộc chủ nghĩa của liên minh cầm quyền ở nước này. Chính phủ Hungary chủ ý đối đầu với EP và EU vì những mục đích đối nội là chính. Đối với EU và EP, vấn đề ở đây không đơn thuần là chuyện nội bộ ở Hungary mà trước hết là mối quan hệ giữa lợi ích riêng của các thành viên EU với lợi ích chung của khối.

Vì thế, tiền lệ mà Hungary và EP đang tạo ra có hai mặt của nó. Một mặt, đó là mức độ lệ thuộc của các thành viên vào luật lệ chung của EU, là chuyện còn chủ quyền quốc gia và mất chủ quyền quốc gia khi tham gia EU. Mặt khác, đó là chuyện các thành viên có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện và đảm bảo những lợi ích và hệ giá trị chung của EU.

Đối với Hungary, tiền lệ này giống như một cuộc chơi, chỉ được mà không bị mất nếu biết dừng đúng lúc, đúng chỗ. Đối với EU và EP, nó lại là đại sự mà nếu để xảy ra thì họ chỉ mất chứ không được. Vì thế sẽ không có chuyện EU và EP nhượng bộ Hungary mà sẽ chỉ có ngược lại.

Thảo Nguyên

>> Hungary hỗ trợ đào tạo nhân lực về năng lượng nguyên tử
>> Thủ tướng Hungary xóa IMF khỏi Facebook
>> Armenia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hungary
>> Hungary bắt tội phạm Đức Quốc xã khét tiếng
>> Khủng hoảng lòng tin trong EU
>> EU ủng hộ Philippines "lôi" Trung Quốc ra tòa về biển Đông
>> EU có thể bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Syria
>> EU dỡ bỏ cấm vận Myanmar

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.