Sẽ cắt điện vào giờ cao điểm !

14/12/2007 23:38 GMT+7

Đó là ý kiến của Phó tổng giám đốc EVN Đinh Quang Tri khi trả lời phỏng vấn của Thanh Niên.

Bên lề cuộc hội thảo "Các giải pháp tài chính đẩy nhanh tiến độ thi công các nhà máy điện", do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp với Ngân hàng An Bình (AB Bank) tổ chức tại Hà Nội hôm qua (14.12), ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN đã trả lời Báo Thanh Niên về việc một số công trình điện chậm tiến độ thi công. Ông Tri nói:

- Nhiều công trình điện vừa qua bị chậm ngoài các nguyên nhân khách quan về bão lũ, sự cố thiết bị... còn có nhiều nguyên nhân như năng lực nhà thầu còn yếu cả về kinh nghiệm, nhân lực. Trong đó, đặc biệt là nguyên nhân về năng lực tài chính còn yếu cũng dẫn đến việc thi công chậm. Hiện nay, các nhà thầu đều cùng lúc triển khai nhiều công trình nên tài chính cũng rất căng. Chúng tôi sẽ phối hợp với Ngân hàng An Bình và các ngân hàng thương mại khác thu xếp vốn, cho vay tạm ứng, cho vay vốn lưu động với lãi suất ưu đãi... tạo điều kiện cho các nhà thầu làm nhanh hơn.

* Có ý kiến rằng, việc huy động vốn không phải quá khó khăn, chỉ vì ngành điện thiếu những dự án có hiệu quả?

- Đúng là như vậy. Rất nhiều kênh để huy động vốn, vấn đề quan trọng là phải tìm được các dự án điện có hiệu quả. Thông thường một dự án nguồn điện chúng tôi huy động 20 - 30% tổng vốn đầu tư từ các cổ đông, 70 - 75% vốn vay của các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Vốn vay thì các ngân hàng đều nhất trí cho vay nhưng yêu cầu dự án hiệu quả mới cho vay. Còn các cổ đông, chúng tôi có thể huy động các tổng công ty trong nước, nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ, họ cũng sẵn sàng tham gia nếu dự án đó khả thi. Vấn đề mấu chốt là dự án có hiệu quả hay không. Năng lực thi công của các nhà thầu cực kỳ quan trọng, làm sao họ phải đẩy nhanh tiến độ lên thì mới tiêu được tiền.

* Việc cung ứng điện trong nhiều năm tới sẽ luôn đặt trong tình trạng căng thẳng do rủi ro, sự cố trong việc thi công, vận hành các nhà máy điện liên tục xảy ra?

Nhiều năm nay, Việt Nam gần như không có công trình nguồn nào dự phòng? - Tất nhiên trong quá trình thực hiện bao giờ cũng có trục trặc này, trục trặc kia. Nhưng chúng tôi cũng có những giải pháp để khắc phục nhanh sự cố xảy ra và cơ bản phải thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng là đẩy nhanh việc chuẩn bị các dự án, làm tổng sơ đồ 6 (Thủ tướng đã duyệt) với phương án cao (nhu cầu điện tăng) là 22%/năm. Nếu như thực tế nhu cầu chỉ tăng 15 - 17% thì chúng ta cũng sẽ có những khoản dự phòng nhất định. 

* Vì sao hiện nay nhiều công trình chậm tiến độ, ví dụ như Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng nhưng EVN không xử phạt bên thi công?

Trả lời phỏng vấn của Báo Thanh Niên về việc vừa qua EVN đưa ra chủ trương dỡ bỏ trụ sở của mình, của Công ty Điện lực 1, Công ty Điện lực Hà Nội, khách sạn Điện lực... để lấy hơn 14.000m2 đất xây dựng Trung tâm Tài chính Điện lực, ông Đinh Quang Tri cho biết phía EVN muốn đầu tư vào công trình này qua việc thành lập một công ty quản lý đầu tư  100% vốn nhà nước, không có tư nhân tham gia. Tuy nhiên, EVN vẫn đang tính toán lại, nếu có hiệu quả mới đầu tư.  "Nếu EVN làm thì đương nhiên chúng tôi phải lấy ý kiến của dân" - ông Tri nói.

- Đúng là phải phạt. Nhưng đang trong quá trình thi công, chúng ta phải cùng tháo gỡ, kể cả hỗ trợ họ kỹ thuật, tài chính để họ xử lý cho xong. Khi nhà máy xong rồi, nghiệm thu xong sẽ ngồi với nhau căn cứ vào hợp đồng để phạt. Phú Mỹ 2.2, Phú Mỹ 3 bị sự cố đương nhiên chúng tôi không thanh toán những khoản họ không phát. Nhưng EVN cũng phải hỗ trợ họ tìm các giải pháp kỹ thuật để sao cho nhà máy vào nhanh để mình không bị thiếu điện.

Một số trường hợp dự án làm gấp thì chưa ký hợp đồng vì chưa thống nhất với nhau về giá cả nên nếu xử theo hợp đồng thì chưa được. Rút kinh nghiệm những dự án tới, chúng tôi thành lập công ty cổ phần yêu cầu công ty cổ phần ký hợp đồng chính thức với nhà thầu, có thưởng phạt. Trước đây vì tình trạng thiếu điện căng thẳng nên phải xin những cơ chế đặc biệt, trong đó có những chỗ thiết kế xong giai đoạn 2 mới tính được tổng dự toán, mới ký được hợp đồng nên có những vấn đề chúng ta phải "đốt cháy giai đoạn", phải chấp nhận nếu không tình trạng thiếu điện còn trầm trọng nữa.

* Trong tình hình điện thiếu ngay từ đầu mùa khô thế này, EVN đã tính tới việc phải cắt điện luân phiên?

- Chưa đến mức cắt điện ấy mà chủ yếu chúng tôi sẽ cắt vào giờ cao điểm. Nếu người dân tiết kiệm được thì giờ cao điểm không phải cắt.

Mạnh Quân (thực hiện) 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.