Bị cáo đổ lỗi cho tập đoàn

28/03/2012 17:35 GMT+7

(TNO) Chiều nay 28.3, HĐXX tập trung hỏi về thương vụ đầu tư tàu Bình Định Star trọng tải 4000 tấn của Công ty CP công nghiệp tàu thủy Bình Định (Công ty Bình Định), gây thiệt hại hơn 30,4 tỉ đồng.

(TNO) Chiều nay 28.3, HĐXX tập trung hỏi về thương vụ đầu tư tàu Bình Định Star trọng tải 4.000 tấn của Công ty CP công nghiệp tàu thủy Bình Định (Công ty Bình Định), gây thiệt hại hơn 30,4 tỉ đồng.

 
Chín bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ Vinashin - Ảnh: Thanh Phong

Công ty Bình Định được thành lập tháng 5.2004, Vinashin là cổ đông chi phối, chiếm 51% cổ phần.

 

>> Phạm Thanh Bình nhận sai trong dự án nhiệt điện Sông Hồng
>> Ông chủ tịch tập đoàn ưa chọn “công nghệ cũ”
>> Xét xử 9 bị can về tội cố ý làm trái tại Vinashin
>> Mua tàu Hoa Sen là để… thử nghiệm
>> Xét xử 9 bị can về tội cố ý làm trái tại Vinashin
>> Xét xử vụ án cố ý làm trái tại Vinashin
>> Vinashin được bán đất chưa sử dụng

Tháng 10.2004, Hội đồng quản trị Công ty Bình Định họp, phê duyệt dự án đầu tư tàu hàng khô trọng tải 4.000 tấn (tàu Bình Định Star) với tổng vốn đầu tư 75 tỉ đồng từ nguồn thuê mua tài chính và vốn tự có do cổ đông đóng góp.

Ngày 14.4.2005, Công ty Bình Định ký hợp đồng với các bên cho thuê tài chính là Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương, Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư phát triển để thuê mua tài chính tàu Bình Định Star trị giá 72,5 tỉ đồng trong thời gian 7 năm. Các công ty cho thuê tài chính đứng tên sở hữu tàu, khi Công ty Bình Định thanh toán hết gốc và lãi của số tiền thuê tài chính thì chủ tàu được quyền mua tàu với giá tượng trưng là 50 triệu đồng.

Tàu Bình Định Star đưa vào khai thác từ tháng 5.2005, đến ngày 18.11.2005, Phạm Thanh Bình ký Quyết định số 2099A phân bổ cho Công ty Bình Định vay 181 tỉ đồng từ vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ để thực hiện một số dự án, trong đó dự án tàu Bình Định Star được phân bổ vay 29 tỉ đồng. Cùng ngày, Trịnh Thị Hậu, khi đó là Phó tổng giám đốc Công ty tài chính Vinashin (VFC) đã ký hợp đồng với Công ty Bình Định về việc cho vay 181 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu quốc tế để thực hiện các dự án.

Sau đó, Trịnh Thị Hậu và Phòng Tín dụng đầu tư 2 đã ký phụ lục hợp đồng cho Công ty Bình Định vay 29 tỉ đồng đầu tư dự án tàu Bình Định Star. Ngày 9.2.2006, VFC đã giải ngân 29 tỉ đồng theo đề nghị của Công ty Bình Định.

Do dự án tàu Bình Định Star thực hiện bằng nguồn vốn thuê mua tài chính nên Công ty Bình Định không có tài sản thế chấp đảm bảo số tiền 29 tỉ đồng đã vay.

Đến ngày 20.3.2010, Công ty Bình Định vi phạm trách nhiệm trả nợ nên các công ty cho thuê tài chính đã thu hồi và bán tàu Bình Định Star dẫn đến việc VFC và Vinashin không còn khả năng thu hồi vốn đã cho vay.

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, Hồ Ngọc Tùng, Tổng giám đốc VFC (đã bỏ trốn) và Trịnh Thị Hậu đã có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước, đã cho Công ty Bình Định rút vốn vay khi chưa thẩm định, chưa trình và chưa được Hội đồng quản lý vốn của Vinashin phê duyệt cho rút vốn vay. Hành vi đó đã gây thiệt hại về gốc và lãi vay tính đến 31.7.2010 theo kết luận giám định là 30,4 tỉ đồng. 

 
 Bị cáo Trịnh Thị Hậu: Với khoản vay không thế chấp, nếu Công ty Bình Định không trả được thì Vinashin chịu trách nhiệm - Ảnh: Thanh Phong

Tại tòa, HĐXX hỏi bị cáo Hậu: Khoản vay mà VFC cho Công ty Bình Định vay có tài sản thế chấp không?

Bị cáo Hậu đáp: Thưa tòa, không có tài sản thế chấp, đây là vay tín chấp.

Tòa truy tiếp: Vậy cơ quan nào, tổ chức nào đứng ra đảm bảo khoản vay mà VFC giải ngân cho Công ty Bình Định?

Bị cáo Hậu: Do đây là cho vay tín chấp, là cho vay không có bảo đảm, chính đơn vị đó là tín chấp, không có nơi nào bảo đảm. 

Bị cáo Hậu giải thích thêm: Chúng tôi làm theo chỉ đạo của tập đoàn, theo đúng quy định của tập đoàn. Trách nhiệm trả nợ là của Công ty Bình Định. Nếu rủi ro khách hàng không trả được thì tập đoàn sẽ chịu trách nhiệm.

Thanh Phong

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.