Ánh sáng đầu tiên của vũ trụ

10/06/2012 03:10 GMT+7

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa cho biết kính không gian Spitzer đã xác định được tia sáng le lói xuất phát từ vật thể ban đầu của vũ trụ với độ chính xác cực cao.

Những vật thể yếu ớt này, có thể là các ngôi sao cực khủng hoặc những hố đen phàm ăn, ở khoảng cách xa đến nỗi chúng hầu như không thể nào được phát hiện đơn lẻ. Tuy nhiên, Spitzer đã bắt được chứng cứ thuyết phục về cái dường như là những mô hình ánh sáng hồng ngoại của chúng, theo Space.com dẫn tuyên bố từ Phòng Thí nghiệm động lực học NASA tại Pasadena, tiểu bang California. Phát hiện trên cho thấy những vật thể đầu tiên của vũ trụ đã đốt cháy một khối lượng khủng khiếp các nhiên liệu không gian. “Những vật thể trên phải chói sáng rực rỡ vô cùng”, chuyên gia Alexander Kashlinsky nói. Vũ trụ được hình thành khoảng 13,7 tỉ năm trước, sau sự kiện Big Bang, và hiện nguội dần theo thời gian.

Sau đó 500 triệu năm, các ngôi sao, thiên hà, hố đen đầu tiên bắt đầu tượng hình, và các nhà thiên văn học cho rằng một số nguồn ánh sáng trên phải mất hàng tỉ năm mới lọt vào tầm ngắm của Spitzer.

Thụy Miên

>> Bí ẩn UFO ở Israel được giải mã
>> Bí ẩn X-37B
>> Hố đen cũng bị "trục xuất
>> Nữ sinh gốc Việt tốt nghiệp thủ khoa tại trường trung học Mỹ
>> Tàu Dragon hoàn thành sứ mệnh lịch sử
>> Trạm Vũ trụ Quốc tế tăng quỹ đạo thêm 1,5 km
>> Vũ trụ của Giáo sư Thuận
>> Chiến đấu cơ F-22 bị “ma ám”
>> Không có ngày tận thế trong lịch Maya cổ nhất mới khám phá

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.