Cận cảnh tàu cổ Bình Châu

30/06/2013 16:01 GMT+7

(TNO) Sáng 30.6, PV Thanh Niên Online đã có dịp tham quan, chứng kiến những thành quả mới nhất của việc khảo sát con tàu cổ đắm ở biển Bình Châu, Quảng Ngãi.

(TNO) Sáng 30.6, UBND tỉnh Quảng Ngãi và Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương (doanh nghiệp thực hiện khai quật) tổ chức cho các đại biểu trong và ngoài tỉnh tham quan, chứng kiến vỏ con tàu cổ đắm tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, H.Bình Sơn cùng một số cổ vật đã khai quật được.

>> Hé lộ bí ẩn tàu cổ bị đắm ở Quảng Ngãi
>> Chính thức khai quật tàu cổ đắm
>> Thi công đê chắn sóng tại khu vực tàu cổ đắm
>> Thu giữ 300 tiêu bản hiện vật từ con tàu cổ bị chìm
>> Hé lộ bí ẩn tàu cổ

Theo các chuyên gia khảo cổ, tàu cổ đắm ở Bình Châu có chiều dài 21 m, phần đáy chỗ rộng nhất 5,6 m, gồm 12 khoang, 3 tầng. Dù bị cháy, đắm chìm, vùi lấp dưới biển suốt 700 năm qua nhưng hiện trạng vỏ tàu cổ còn tốt, chiều cao vỏ tàu vẫn còn khoảng 1/3. Trong đó, hệ thống bánh lái và long cốt tàu cổ còn tương đối nguyên vẹn.

Tiến sĩ (TS) Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á (Hội Khoa học nghiên cứu Đông Nam Á Việt Nam) cho rằng cấu trúc tàu cổ đắm ở Bình Châu có nhiều đặc điểm nổi bật, không giống với 12 con tàu cổ mà các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về tàu đắm ở châu Á.

Đó là kỹ thuật làm vách ngăn thuyền cổ rất đặc biệt và chắc chắn với cả một phiến gỗ lớn, đường kính khoảng 1 m, tất cả hệ thống ván ốp thuyền bằng gỗ thông dày từ 6 - 8 cm. Đây còn là tàu cổ có loại gỗ tốt nhất, kể cả khối lượng và chất lượng so với 12 tàu cổ đã khai quật được ở châu Á.

Cũng theo TS Việt, từ trước đến nay, hầu hết các tàu cổ đắm đều nằm khá sâu dưới biển hàng chục mét nên các nhà khảo cổ chỉ quan sát hình ảnh cổ vật và vỏ tàu cổ đắm qua hệ thống camera. Riêng con tàu cổ đắm ở Bình Châu do vị trí nằm gần bờ nên việc dùng hệ thống đê vây chắn sóng, “tát” nước biển để khai quật, trục vớt cổ vật như trên cạn là điều kiện lý tưởng cho các nhà khoa học nghiên cứu sâu vỏ tàu cổ.

“Tôi nghiên cứu tàu thuyền cổ hơn 30 năm nhưng chưa bao giờ được sờ vào vỏ tàu cổ như thế này, chưa nhìn thấy bánh lái tàu bao giờ. Vì thế, đây là cơ hội cho giới nghiên cứu lịch sử tàu thuyền, lịch sử thương mại ở Việt Nam và thế giới”, TS Việt nói.

Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên Online, số cổ vật khai quật được từ bên trong con tàu đắm ở Bình Châu là 268 thùng cổ vật, trong đó hơn 175 thùng cổ vật bị vỡ… cùng vài chục loại tiền đồng.

Các loại cổ vật khai quật được rất phong phú như: bát, chum, vại, bình vôi, đĩa men ngọc màu xanh, men nâu… được làm hết sức tinh xảo với hoa văn họa tiết trang trí trên hiện vật là hình 2 con cá (song ngư), hoa sen, hoa ngọc lan... 

Ngoài ra còn có một số hiện vật độc bản có giá trị như đĩa có đường kính 36 cm hoa văn hình con rồng, quả cân có khắc 6 chữ Trung Quốc.

Tàu cổ 1

Tàu cổ 2

Tàu cổ 3

Tàu cổ 4

Tàu cổ 5
Long cốt tàu cổ và hệ thống bánh lái còn tương đối nguyên vẹn

Tàu cổ 6

Tàu cổ 7

Tàu cổ 8
Kỹ thuật làm vách ngăn thuyền cổ rất đặc biệt, chắc chắn

Tàu cổ 9

Tàu cổ 10
Đây là dịp hiếm có để các nhà khảo cổ học Việt Nam nghiên cứu sâu về vỏ tàu cổ

Tàu cổ 11
Khối gốm sứ bị cháy chứng tỏ tàu cổ đắm bị hỏa hoạn trước đó

Tàu cổ 13

Tàu cổ 12
Các đại biểu tham quan vỏ tàu cổ và chiêm ngưỡng cổ vật

Tàu cổ 15

Tàu cổ 23
Cổ vật khai thác bên trong con tàu đắm ở Bình Châu được làm hết sức tinh xảo

Bài, ảnh: Hiển Cừ

>> Cổ vật vàng ròng thành kim loại màu vàng
>> Hoàn tất trục vớt cổ vật trong tàu cổ đắm
>> Lấy cổ vật, để nguyên xác tàu
>> Trưng bày hơn 1.000 cổ vật quý
>> Khai quật cổ vật dưới biển như trên cạn
>> Trục vớt kho cổ vật dưới biển

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.