Sâu khoang "quấy rối" cuộc sống nhiều người dân

27/07/2013 16:14 GMT+7

(TNO) Người dân tại nhiều xã thuộc H.Quế Sơn (Quảng Nam) đang hết sức hoang mang khi những ngày gần đây, loại sâu khoang (sâu ăn tạp) xuất hiện dày đặc tại các cánh đồng cũng như “tấn công” vào khu vực có nhà ở.

(TNO) Người dân tại nhiều xã thuộc H.Quế Sơn (Quảng Nam) đang hết sức hoang mang khi những ngày gần đây, loại sâu khoang (sâu ăn tạp) xuất hiện dày đặc tại các cánh đồng cũng như “tấn công” vào khu vực có nhà ở.

Bà Lê Thị Khoái (85 tuổi) trú thôn 4, xã Quế Thuận) cho biết: “Chưa bao giờ tôi thấy sâu xuất hiện nhiều như thế. Sâu dày đặc từ ngoài đồng, bò lên đường bê tông trong xóm rồi “kéo” vô nhà dân. Thấy cảnh tượng này, người dân chúng tôi hết sức lo lắng”.

Theo phản ánh của các hộ dân sinh sống tại các thôn 4, 5 và 6 (xã Quế Thuận), loại sâu này phát triển nhanh với tốc độ chóng mặt.

Người dân lo lắng vì sâu khoang xuất hiện dày đặc
Số sâu khoang bò vào nhà được người dân thu gom - Ảnh: T.Phương

Chỉ mới xuất hiện cách đây khoảng 3 ngày nhưng loại sâu này đã ăn trụi tất cả các đám cỏ bên đám ruộng cạnh nhà bà Trương Thị Miết (thôn 4, xã Quế Thuận).

“Loại sâu này có màu nâu, dài khoảng 2-3 cm và chúng lớn rất nhanh. Mới thấy sâu xuất hiện trong vườn sáng nay thì đến sáng mai đã thấy chúng bu đầy trên tường nhà, bò đầy sân khiến gia đình tôi không khỏi lo lắng”, bà Miết nói.

Được biết, ở các xã khác như Quế Châu, Quế Hiệp cũng đã xuất hiện loại sâu này. Người dân đã báo cáo sự việc lên các cấp chính quyền. Theo ông Bùi Tuần, Chủ tịch xã Quế Thuận, sau khi nhận tin báo của người dân, chính quyền xã đã có báo cáo lên ngành chức năng của huyện để kiểm tra.

Ông Cao Đức Tân, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật H.Quế Sơn cho biết, qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định loại sâu này là sâu khoang. Loại sâu này thường đẻ trứng trong ruộng bỏ hoang và nở thành sâu non khi có mưa xuống.

Theo ông Tân, sâu khoang chỉ ăn cỏ và gây hại cho hoa màu nên người dân cần bình tĩnh, chủ động phun thuốc để diệt trừ. Các loại thuốc phun thông dụng như: Krate2.5EC, Regent 800 hoặc Phadan 95.
Để cách ly, không để sâu bò vào khu vực sinh hoạt, có nhà ở, người dân có thể dùng vôi để rải.

Hoàng Sơn

>> Sâu róm tàn phá rừng thông
>> Sâu róm tràn vào trường mẫu giáo
>> Sâu róm đỏ tàn phá cây điều
>> Thuốc trừ sâu phá nát não ong
>> Hàng trăm ha dừa nước bị sâu phá hại

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.