Chấn thương cổ ở trẻ

28/12/2009 10:08 GMT+7

(TNTT>) Trẻ nhỏ vốn hiếu động nên thường bị chấn thương khi chơi thể thao hoặc vận động quá mức. Các bậc phụ huynh cần xác định đúng loại chấn thương của bé để có hướng điều trị phù hợp. Chấn thương cột sống cổ ở trẻ em là vấn đề được ngành y khoa quan tâm hàng đầu, tất nhiên, số trẻ bị chấn thương này ít hơn người lớn, nhưng vấn đề là, nhiều đứa trẻ bị tổn thương cột sống mà không được phát hiện.

Tùy vào độ tuổi

Ở giai đoạn sơ sinh, có 1/60.000 trẻ bị tai nạn sản khoa khi sinh, những đặc tính chủ yếu là ngưng thở và tê liệt dẫn đến tử vong.

Trẻ em trong giai đoạn từ 3-10 tuổi thường bị té ngã khi đi bộ hoặc bị tai nạn khi đi xe đạp.

Trên 10 tuổi trẻ thường bị chấn thương do chơi thể thao và tai nạn xe.

Trẻ dưới 9 tuổi thường chấn thương ở phần trên cột sống cổ trong khi trẻ trên 9 tuổi và người lớn đa số bị chấn thương ở phần dưới cổ.

Tai nạn xe là nguyên nhân phổ biến của thương tích cổ ở bệnh nhi. Những nguyên nhân khác như tai nạn sản khoa, té ngã, thể thao, lặn, vũ khí, và đánh đập cũng không ít. Ở trẻ nhỏ, nguyên nhân hàng đầu về chấn thương cổ là tai nạn.

Trong quá trình nghiên cứu, các bác sĩ nhận thấy cột sống trẻ em có thể căng ra trong 2 inch (hơn 5 cm) mà không bị gián đoạn, trong khi cột sống người lớn chỉ có thể căng ra trong 0,25 inch (0,6 cm). Điều này bắt nguồn từ những lý do: Thứ nhất, ở trẻ do khớp nông hơn và cột sống hướng theo chiều ngang nên có tác dụng tăng tính di động, sự uốn và mở rộng cột sống. Thứ hai, dây chằng cột sống  có thể chịu được sự kéo dài mà không rách, dẫn đến sự xuất hiện sai khớp giả được gọi là “pseudosubluxation”. Thứ ba, chêm trước của xương sống cho phép sự trượt cơ cụt giữa những đoạn chuyển động và vòng xương không hóa xương trước khi trẻ 12 tuổi. Cuối cùng là sự ẩn bắp thịt ót làm cột sống linh hoạt yếu hơn.

Cách nhận biết

Các triệu chứng của một đứa trẻ bị chấn thương cột sống cổ là sự bất tỉnh, tật vẹo cổ, cứng cổ, đau cổ, tê, hay yếu thần kinh.

Đau cổ không thể giải quyết  trong vòng 1 hay 2 tuần (mặc dù kết quả chụp X-quang bình thường) mà cần được theo dõi lâu hơn. Đây có thể là nguy cơ dẫn tới  rối loạn bàng quang, hạ huyết áp, và nhịp tim nhanh. Khi gãy xương hoặc sai khớp trẻ dễ bị tổn thương thần kinh mặc dù con số này ít hơn người lớn.

Trật các cạnh song phương thường ảnh hưởng đến cột sống, trong khi thương tích các cạnh đơn phương thường gây tổn thương rễ thần kinh.

Khi trẻ bị nghi ngờ chấn thương cột sống cần chụp X-quang khi cổ ngửa lên và ngửa xuống.

Đối với trẻ em dưới 10 tuổi, cần tránh chụp CT scan khi chẩn đoán chấn thương vì hầu hết các loại vết thương trong nhóm tuổi này là thương tích dây chằng. Ngay cả ở trẻ em trên 10 tuổi, 20% thương tích là thương tích dây chằng  chứ không  bị đứt gãy xương.

MRI thường được chọn để điều trị chấn thương cột sống.

Trẻ bị chấn thương cần ngưng vận động để bảo vệ và khôi phục cổ. Chỉ 25-30% các chấn thương cột sống  buộc phải phẫu thuật để cải thiện sự ổn định của cột sống.

Ðặc biệt, cần phải xem xét   kỹ đối với những trường hợp phẫu thuật chỉnh hình.

GS. Christopher Phạm
Chuyên khoa Phẫu thuật thần kinh và cột sống phức tạp

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.