Mệt mỏi, kẻ thù nguy hiểm của sức khỏe

13/12/2008 20:29 GMT+7

Áp lực công việc, căng thẳng, làm việc quá sức trong thời gian dài... một ngày nào đó bạn sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi.

Công chức hay gặp

Xã hội phát triển, cuộc sống bận rộn, tất bật, căng thẳng... dễ khiến con người ta rơi vào tình trạng mệt mỏi. Mệt mỏi là trạng thái thứ ba giữa mạnh khỏe và bệnh tật. Nó là trạng thái không khỏe cũng không bệnh tật, nhưng, giữa mệt mỏi và bệnh tật chỉ là khoảng cách mong manh. Mỏi mệt kéo dài, quá độ mệt mỏi tất sẽ dẫn đến thành chứng trạng, bệnh tật. 

Một khảo sát ở Mỹ cho thấy, cán bộ viên chức hay bị mỏi mệt mãn tính, nó chiếm 86% trong số các giám đốc, 63% trong số các giáo sư, 60% trong số các thư ký, trợ lý, bí thư, và 54% trong số công nhân làm việc theo dây chuyền. Nguyên nhân gây mệt mỏi rất khác nhau, có người thì mệt mỏi xảy ra trước khi mắc một chứng bệnh nào  đó; có người do làm việc quá độ, làm quá sức trong thời gian dài; có người thì do “bão hòa tâm lý” - tức là biểu hiện của mức mà sức chịu đựng về tâm lý đã chẳng còn chịu đựng hơn được nữa. Tình trạng mệt mỏi thường biểu hiện gồm: cảm giác rã rời tứ  chi, tinh thần không còn hứng khởi, không muốn ăn uống, ngủ không ngon, tâm ý phiền loạn...

Giải trừ mệt mỏi

Để giải trừ mệt mỏi thì phải căn cứ vào các nguyên nhân gây ra mệt mỏi. Với mệt mỏi vô cớ như mất sức, sụt cân nhanh, chán ăn... thì cần đến bệnh viện để kiểm tra toàn diện cơ thể xem có bị bệnh tật gì không. Chẳng hạn, thời kỳ đầu của bệnh ung thư thì chứng trạng không thể hiện rõ, mà cảm thấy chân như mềm ra, thiếu sức, ăn uống thấy vô vị, rồi dần dần xuất hiện gầy xọp đi, tứ chi rời rã. Nếu kiểm tra phát hiện, điều trị sớm sẽ tốt hơn.

Còn nếu vì sức ép công việc mà bị mỏi mệt, đó là chứng bệnh mệt não, cần phải điều chỉnh bớt lượng công việc và sinh hoạt của mình, chú ý tới việc tự thả lỏng, thư giãn, khi cần thì nghỉ ngơi nghe âm nhạc... cho thư thái. Nếu mệt mỏi do “bão hòa tâm lý” thì cần thay đổi hoàn cảnh gây ra “bão hòa tâm lý” như: điều chỉnh trạng thái tâm lý hiếu thắng, mở rộng không gian sinh hoạt, bỏ đi những “đối đầu” không cần thiết, khi cần thì áp dụng bài học”... thì sẽ thấy hiệu quả.

Muốn chống, hoặc tiêu trừ mỏi mệt đòi hỏi cần sử dụng tổng hợp các biện pháp như: nghỉ ngơi, điều tiết tâm lý, ngủ đủ giấc và sâu... Ngủ đủ rất là quan trọng để tiêu trừ mỏi mệt, ngủ đầy đủ, có chất lượng sẽ tiêu trừ mọi mỏi mệt sinh lý, tâm lý.

Cần tránh áp lực tâm lý hình thành bởi áp lực  của công việc quá gấp gáp, và quan hệ giao tiếp phức tạp. Ăn uống hợp lý cũng hết sức quan trọng đối với việc tiêu trừ mỏi mệt. 

Hoài Vũ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.