Cách phát hiện hiệu quả nguy cơ bệnh tim ở trẻ

07/04/2012 11:09 GMT+7

(TNO) Kết hợp biện pháp đo vòng eo với chỉ số BMI có thể dự đoán chính xác hơn nguy cơ bệnh tim ở trẻ vị thành viên hơn là chỉ dùng BMI.

(TNO) Kết hợp biện pháp đo vòng eo với chỉ số BMI có thể dự đoán chính xác hơn nguy cơ bệnh tim ở trẻ vị thành viên hơn là chỉ dùng BMI.

Đó là kết luận mà giới chuyên gia tại Bệnh viên Nhi đồng ở Toronto, Canada vừa đưa ra trong nghiên cứu được đăng trên chuyên san Archives of Pediatrics & Adolescent Medicine, theo báo The New York Times.

Bác sĩ khoa nhi thường sử dụng BMI, vốn được tính bằng cách lấy trọng lượng cơ thể chia cho bình phương chiều cao, để đo nguy cơ béo phì ở trẻ.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nói trên phát hiện rằng chỉ số BMI không phân biệt được giữa các mô mỡ và nạc.

Do đó, những vận động viên vị thành niên có cơ bắp săn chắc có thể bị liệt vào dạng quá cân hoặc bị béo phì nếu chỉ dùng BMI.

Nhóm nghiên cứu đề xuất biện pháp do tốt hơn là dùng tỷ lệ vòng eo/chiều cao, nhưng khẳng định chỉ dùng một phương pháp này không đủ mà phải kết hợp với BMI.

Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia đã phân tích dữ liệu của hơn 4.000 trẻ từ 14-15 tuổi. Những trẻ có BMI từ 85-95 được xếp vào nhóm quá cân, còn những em có chỉ số này từ 95 trở lên được xếp vào nhóm béo phì.

Theo đó, những trẻ có tỷ  lệ vòng eo/chiều cao càng cao thì có lượng cholesterol tổng thể càng cao nhưng lượng cholesterol tốt HDL càng thấp.

Những trẻ có BMI được xếp vào dạng béo phì có khuynh hướng có huyết áp cao và tỷ lệ vòng eo/chiều cao cũng cao hơn.

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên giữ vòng eo bằng phân nữa hoặc thấp hơn chiều cao vì nếu tỷ lệ này cao hơn, trẻ bắt đầu có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Văn Khoa

>> Dư a xít dạ dày
>> “Mê hồn trận” thuốc giảm béo
>> Gánh nặng kép suy dinh dưỡng và béo phì
>> Người Việt đang cao lên
>> Dinh dưỡng để phát triển
>> Có thể phòng bệnh béo phì từ trong bụng mẹ
>> “Vũ khí mới” chống béo phì

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.