Côn Đảo muộn - Kỳ 3: Người chắt trời Âu tìm cố nội là chúa ngục

13/12/2010 09:36 GMT+7

“Ngày này, thứ năm ngày 28 tháng 11 năm 1861, hồi 10 giờ sáng, tôi ký tên dưới đây Lespès Sebastiens Nicolas Joachim, Trung uý Hải quân thuộc Hải đội Hoàng gia tuân lệnh Thống đốc, tôi tuyên bố chiếm hữu quần đảo Côn Lôn. Nhân danh vua Napoléon Đệ Tam, Hoàng đế nước Pháp. Vĩ lẽ ấy, quốc kỳ Pháp được kéo lên trên Côn Đảo (La Grande Codore). Đồng ký tên Trung uý Lespès, Trung uý Maneu, Chuẩn uý hạng nhì L. Putell”.

Trên đây là trích trong tuyên bố mang hơi hướng trịnh trọng lẫn ngạo mạn của đám sĩ quan, gồm hai viên trung uý cùng chuẩn úy (dự bị) trong buổi sáng mùa đông tạnh ráo không có sương mù khi hoàn tất việc chiếm Côn Lôn. Có lẽ quân Pháp chả phải dùng đến một phát đại bác nào để đè bẹp bất kỳ ổ kháng cự nào của quân triều đình Tự Đức? Côn Đảo đã lặng lẽ rơi vào tay quân Pháp như thế!

Lan man kí ức

Nhoáng cái thế mà 149 năm đã vèo qua! Buổi sáng một ngày thu Côn Đảo, tôi đứng trước một ngôi nhà đổ nát đang chờ được tu sửa. Ngôi nhà hoang tàn, lở lói nhưng khung sườn vẫn giữ được những đường nét kiêu sa bay bướm của một biệt thự Pháp theo lối cổ thời Phục hưng.

Nghe nói ngôi biệt thự này đã lụ khụ bởi được xây cất chỉ ít lâu sau thời điểm xâm lược Côn Đảo. Nó được dành làm tư gia cho viên tham biện (chúa ngục, chúa đảo) người Pháp có tên Pelix Poussel, nguyên trung uý Hải quân.

Sau một hồi lục lọi, người phụ trách đưa ra một cái tên Philippe Óconnell. Khuôn mặt người khách lộ rõ vui mừng và cảm động. Giọng run run, lập cập, vị khách thầm thì: Vâng thưa ngài, vị này chính là ông cố nội của tôi...
Pelix Poussel là vị chúa đảo đầu tiên của chính phủ bảo hộ đã có công tiên khởi quản trị một quần đảo ngoạn mục và biến nó thành một địa ngục trần gian dằng dặc 113 năm suốt thời Pháp và Mỹ! Những gốc bàng to hơn vòng tay ôm sù ra những sồi lẫn mấu có tuổi thọ gấp đôi gấp 3 ngôi biệt thự này nữa? Những gốc bàng Côn Đảo lụ khụ như thế cũng là những chứng tích quý giá trên doi đất này.

Tôi giở ra rồi lại gấp vào danh sách các quản đốc quần đảo và đề lao Côn Đảo từ năm 1862-1954. 38 vị cả thảy. Không có người Việt nào đủ thấy vị trí đắc địa và chiến lược của thứ địa ngục trần gian này. Những ông chúa đảo hầu hết bắt đầu nhiệm kỳ của mình nếu không tham biện thì là sĩ quan hải lục, tiểu đoàn trưởng bộ binh...

Duy có một trí thức là luật sư (Liencíe en Droit) tên là Mozinet làm chúa đảo từ năm 1898 đến 1908. Có lẽ đây là viên chúa ngục Côn Đảo có nhiệm kỳ lâu nhất. Không có nhiều tài liệu về 10 năm Côn Đảo dưới sự quản trị của viên chúa ngục trí thức này. Trong khi đó chỉ 2 năm (1914-1916), viên chúa ngục Óconnelll xuất thân từ sĩ quan lại làm được lắm thứ nhiều việc, tạo dấu ấn đặc biệt cho tù nhân Côn Đảo. Chuyện đó xin được nói sau.

Rồi cũng phải trích đoạn ra đây những trang đầy máu huyết hờn căm của tù nhân Côn Đảo dưới thời khốc liệt của tên chúa đảo Andord từ năm 1917 đến năm 1919. Tên sĩ quan dự bị Andonard trong một cuộc đàn áp tù nhân đã ra lệnh xả súng bắn chết một lúc hơn 80 tù chính trị lẫn thường phạm ở Côn Đảo. Người ta nói đó là nhiệm kỳ đen tối có nhiều người bị bắn nhất trong 92 năm Pháp cai trị hòn đảo này.

Tìm về

Một ngày hạ năm 1998, không đi theo hình thức nhóm hay đoàn, có một khách du lịch người u đã đứng tuổi người dong dỏng có mái tóc hoe vàng tìm tới khu Bảo tàng Côn Đảo. Một rồi hai ngày, nhân viên hướng dẫn Bảo tàng đã quen với cái dáng của ông khách lẫn cung cách mải mê sao chép và chụp hình...

Đến ngày thứ ba, ông khách đề nghị được gặp người phụ trách. Ông phụ trách Bảo tàng thời điểm đó ngạc nhiên khi ông khách nhã nhặn yêu cầu tìm cái tên vị chúa đảo nhiệm kỳ 1914-1916.

Sau một hồi lục lọi, người phụ trách đưa ra một cái tên Philippe Óconnell. Khuôn mặt người khách lộ rõ vui mừng và cảm động. Giọng run run, lập cập, vị khách thầm thì: Vâng thưa ngài, vị này chính là ông cố nội của tôi...

Ông Giám đốc Bảo tàng thoắt sững sờ khi nghe chưa hết câu chuyện. Philippe Óconnell, cái tên đó quen lắm! Do công việc và cả một chút tò mò nữa, ông gần như thuộc lòng những tư liệu ít ỏi còn sót lại cùng với sự sưu tầm được từng giai đoạn của mỗi chúa ngục Côn Lôn cả thời Pháp lẫn sau này...

Cũng khẽ khàng và từ tốn như hôm mới gặp, bác sĩ Gérand Óconnell hôm rời đảo đã trân trọng đặt lên bàn làm việc của ông Giám đốc Bảo tàng Côn Đảo một chiếc cặp dày dặn.

Khi mở ra, mọi người đều ngạc nhiên khi trong đó là ngay ngắn xếp lớp những tấm ảnh, bức tranh… Tất cả đã ngả màu. Nhưng dường như sắc độ của nó đã làm nên sự trân quý của những kỷ vật?

Kỷ vật ấy do chính tay giám ngục Philippe Óconnell mang về từ Côn Đảo những năm xa lắc lơ ấy!

Cái tên nghe quen bởi thời kỳ từ năm 1914-1916, duới trào cai trị của chúa đảo Óconnell, hơn hai năm ấy được gọi bằng cái tên chính sách khai phóng (Khai phóng là từ có lẽ khó diễn tả nhưng âm hưởng và chất lượng của nó, tựa như việc ông Đặng Tiểu Bình đã làm cho Trung Hoa mở mày mở mặt với cộng đồng quốc tế những năm cuối 80 đầu 90 bằng chính sách mở cửa khai phóng độc đáo của mình).

Philippe Óconnell là vị chúa đảo hơi bị lạ trong mặt bằng của sự miệt thị lẫn khắc nghiệt thực dân. Phương thức cai trị có phần nhẹ nhàng không muốn nói là nhân đạo đối với tù nhân hơn 2 năm ở Côn Đảo hiện đựơc lưu lại không có bao nhiêu. Và những tù nhân thuở ấy nay tất cả đã thành người thiên cổ. Nhưng may thay tiếng lành đồn xa vẫn có những lời truyền khẩu, nhất là lại có người ghi chép lại.

Trong di cảo của vị Phó Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng, người từng được Cụ Hồ trao bí quyết giữ nước dĩ bất biến ứng vạn biến đã có những dòng về chính sách khai phóng của Philippe Óconnell. Thẳng thắn và phần nào khắt khe nhưng Huỳnh Thúc Kháng, một chí sĩ yêu nuớc bị lưu đày trong thời gian ấy ở Côn Đảo đã có những câu khách quan và ôn hoà thế này tù chung thân mà lâu nay kể là hạng tù nguy hiểm nhưng ông cũng thả xiềng và thả lỏng cho ra làm ruộng làm rẫy như những tù nhân khác...

Vì cư xử với tù nhân như thế, nên cung cách của viên cai ngục Philippe Óconnell đã khiến đám thuộc hạ có ý không tuân phục. Chúng đã ngầm gửi thư cho Thống đốc Nam Kỳ... Một thời gian sau, viên chúa đảo ấy đã bị lẳng lặng chuyển đi nơi khác.

Mấy ngày tiếp theo, bác sĩ Gérand Óconnell, tên của vị khách người Pháp gọi chúa đảo Philippe Óconnell bằng cố nội ấy đã được nhân viên của Bảo tàng Côn Đảo đưa đi khắp những ngóc ngách chuồng cọp địa ngục trần gian thời Pháp, thời Mỹ. Những hầm phân bò rùng rợn, những chứng tích dã man của cả 2 thời Pháp, Mỹ trên hòn đảo bé nhỏ này...

Trực tiếp chứng kiến những góc hẹp của lịch sử, của ký ức, được gặp những con người đôn hậu từng là nạn nhân... Ngổn ngang trong đầu bác sĩ Gérand Óconnell là những ký ức về người cố nội... Bác sĩ Gérand Óconnell đã dứt khoát khi quyết định hoàn thành một sứ mệnh. Sứ mệnh ấy gần như một thứ di chúc của cố nội mình đã truyền đến bác sĩ là đời thứ tư! Sứ mệnh ấy là gì vậy?

Cũng khẽ khàng và từ tốn như hôm mới gặp, bác sĩ Gérand Óconnell hôm rời đảo đã trân trọng đặt lên bàn làm việc của ông Giám đốc Bảo tàng Côn Đảo một chiếc cặp dày dặn. Khi mở ra, tất thảy mọi người đều ngạc nhiên khi trong đó đó là ngay ngắn xếp lớp những tấm ảnh, bức tranh… Tất cả đã ngả màu thời gian. Nhưng dường như sắc độ của nó đã làm nên sự trân quý của những kỷ vật?

Kỷ vật ấy do chính tay giám ngục Philippe Óconnell mang về từ Côn Đảo những năm xa lắc lơ ấy!

Xem những tư liệu quý giá một thời đó, không khó để nhận ra bữa cơm tù ở sân banh, tất cả tù nhân không biết là thường hay chính trị phạm, đều quần áo tử tế . Mỗi mâm ăn gồm 6 người có bát đũa hẳn hoi! (Kế bên là những lôi thôi nhếch nhác của cảnh ăn bốc của tù nhân thời Mỹ -Ngụy).

Cảnh thợ chế tác đồi mồi. Những con đồi mồi rất to mà bây giờ chẳng còn nhìn thấy do biến động thái quá của môi trường? Thợ là tù nhân và hiếm hoi làm sao có cả nụ cười trên gương mặt khắc khổ. Rồi cảnh những gánh hàng bán rong chuối và nước cổng trại lính. Những bức họa ghi lại đầm nước ngọt duy nhất trên Côn Đảo thuở ấy mà bây giờ đã bao thứ vật đổi sao dời...

Tôi không biết đâu là tác phẩm ảnh cùng ký họa do chính tay Philippe Óconnell ghi lại đâu là những tác phẩm mà vị chúa đảo này cất công đi sưu tầm trong thời gian ngắn ngủi quản trị của mình ở Côn Đảo? Nhưng những bức tranh cùng ảnh chụp này đã dựng nên trích đoạn của thời gian Côn Đảo huyền sử.

Theo Tiền Phong

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.