Từ mâu thuẫn đến tâm lý, hành vi tiêu cực

24/03/2012 10:35 GMT+7

Nhiều bạn nhỏ không thể thổ lộ với người lớn khiến cảm xúc dồn nén tuyệt vọng và dẫn đến hành động thiếu suy nghĩ. Do vậy, cần hiểu những mâu thuẫn chủ yếu ở trẻ và cách tháo gỡ.

Nhiều bạn nhỏ không thể thổ lộ với người lớn khiến cảm xúc dồn nén tuyệt vọng và dẫn đến hành động thiếu suy nghĩ. Do vậy, cần hiểu những mâu thuẫn chủ yếu ở trẻ và cách tháo gỡ.

1 Nhu cầu thổ lộ: nhu cầu tâm sự, trao đổi thông tin của trẻ vị thành niên rất lớn. Qua nghiên cứu của các nhà tâm lý, lứa tuổi này các em chủ yếu chọn bạn để giãi bày tâm sự, chứ không phải cha mẹ hay anh chị em trong gia đình. Các em vẫn tin tưởng vào cha mẹ hay những người lớn có uy tín, nhưng trong suy nghĩ các em cho rằng người lớn chưa hiểu mong muốn, tâm tư của mình, nhất là khi đề cập đến chuyện tế nhị như tình bạn khác giới, tình yêu học trò, chuyện riêng tư...

2 Tự khẳng định. Ở lứa tuổi dậy thì, các em muốn được tự khẳng định mình. Một nữ sinh lớp 7 (Đồng Nai) ấm ức nói: “Cái gì mẹ cũng sợ mình không làm được, công việc đi chợ khó khăn gì đâu mà mẹ cũng không tin mình!”. Tâm lý cha mẹ cứ cho con mình bé nhỏ, phụ thuộc nên muốn chăm sóc, nâng đỡ, can thiệp khiến trẻ thấy thiếu sự tôn trọng. Vì vậy, sự đụng độ diễn ra có thể là công khai, có thể ngấm ngầm, thậm chí là “xung đột” dữ dội với người lớn.

3 Khả năng và hiện thực ảo. Trẻ thường có tâm lý “phóng đại” các năng lực, thường đánh giá cao hơn khả năng thực tế của mình. Điều này được biểu lộ dưới dạng “bướng bỉnh”, “bất cần”, “đơn giản hóa”, “đổ vỡ” khi gặp thất bại. Song, người lớn lại không hiểu điều này nên thường nhìn vào những điều thất bại chứ ít khi coi trọng những thành công của con trẻ dù rất nhỏ.

4 Lây lan tâm lý. Do hoạt động giao tiếp là chủ đạo nên nhu cầu giao tiếp và kết bạn của trẻ rất lớn. Khi không được sự chia sẻ, đồng cảm của người lớn trẻ sẽ thổ lộ với những bạn bè thân thiết. Nếu các bạn có tâm lý tương đồng và xu hướng “bất lực” thì những bế tắc có thể cùng được giải quyết theo cách của trẻ.

5 Bộc lộ xung năng. Lứa tuổi vị thành niên nếu không được giải tỏa, những bí bách bị dồn nén và lúc nào đó sẽ bộc lộ “xung năng”. “Xung năng” có thể giải tỏa tích cực nhưng thường theo chiều hướng tiêu cực.

Theo Tuổi Trẻ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.