Tìm sự sống quanh sao lùn trắng

27/02/2013 08:35 GMT+7

(TNO) Những ngôi sao đang lụi tàn cũng vẫn có thể đủ sức cưu mang các hành tinh có sự sống, và việc tìm thấy chúng thậm chí còn dễ hơn các hành tinh quay quanh những ngôi sao rực sáng như mặt trời của chúng ta.

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Vật lý học Thiên thể Harvard-Smithsonian (Mỹ) cho hay, một cuộc nghiên cứu lý thuyết mới về những hành tinh như Trái đất quay quanh các ngôi sao lùn trắng đã cho kết quả hết sức khả quan.


Sao lùn trắng, đích mới của nỗ lực truy tìm sự sống ngoài Trái đất - Ảnh: NASA

Theo đó, con người có thể phát hiện oxygen trong khí quyển của một hành tinh thuộc hệ sao lùn trắng dễ hơn hành tinh quay quanh một ngôi sao như mặt trời.

“Trong cuộc săn tìm những dấu hiệu sinh học ngoài hành tinh, những ngôi sao đầu tiên chúng ta nên nghiên cứu chính là sao lùn trắng”, theo Space.com dẫn lời nhà khoa học Avi Loeb.

Sao lùn trắng là những thiên thể khởi đầu như mặt trời, nhưng bị tước mất các lớp ngoài cùng khi tiến gần đến cái chết, chỉ còn lại cái lõi trắng nóng có kích thước cỡ Trái đất.

Dù nó sẽ nguội dần và tàn lụi theo thời gian, một sao lùn trắng vẫn có thể duy trì sức nóng đủ để sưởi ấm một thế giới gần đó trong vài tỉ năm, theo các nhà nghiên cứu.

Hạo Nhiên

>> Dấu hiệu sự sống ở hồ ngầm Nam Cực
>> Thêm "ứng viên" sáng giá cho sự sống ngoài hành tinh
>> NASA bắt đầu “săn” sự sống trên sao Hỏa
>> Phát hiện hành tinh nhỏ nhất
>> Dải Ngân hà chứa 17 tỉ hành tinh cỡ Trái đất
>> Chứng kiến sự tượng hình hành tinh khổng lồ
>> Ánh sáng từ những ngôi sao đầu tiên
>> Phát hiện hệ thống một hành tinh với bốn ngôi sao

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.