Chế tạo thành công gan người từ tế bào mầm

09/06/2012 20:46 GMT+7

(TNO) Các nhà khoa học Nhật Bản đã tạo ra được một lá gan người có thể hoạt động được từ tế bào mầm, hứa hẹn sự phát triển của ngành chế tạo nội tạng nhân tạo, theo AFP.

Các tế bào mầm đa năng nhân tạo (induced pluripotent stem cells, gọi tắt là iPS) sau khi được cấp ghép vào cơ thể chuột đã phát triển thành gan người, tuy nhỏ nhưng hoạt động được, theo Yomiuri Shimbun, Giáo sư tại Trường đại học thành phố Yokohama (Nhật Bản).

Chế tạo thành công gan người từ tế bào mầm
Một nhà khoa học đang nghiên cứu một tế bào mầm - Ảnh minh họa: AFP 

Tuy nhiên, các tế bào mầm thường được lấy từ phôi và như vậy sẽ phá hủy sự sống của phôi đó. Chính vì vậy, đã có nhiều ý kiến phản đối công nghệ này.

Theo AFP, các tế bào mầm đa năng nhân tạo (iPS) vốn có thể phát triển trong bất kỳ mô nào trong cơ thể, thì lại có thể được lấy từ người trưởng thành và không làm ảnh hưởng đến sự sống của người này.

Các tế bào đã phát triển thành một lá gan người có kích thước 5 mm và có thể sản sinh ra các protein của con người, theo các nhà khoa học.

Đây là một bước đột phá cho ngành chế tạo nội tạng người nhân tạo, đồng thời giúp thu hút các nguồn tài trợ cho ngành khoa học tuy mới mẻ nhưng đầy hứa hẹn này.

Nghiên cứu này sẽ được trình bày trước các nhà khoa học tại một hội thảo quốc tế vào tuần tới.

Đức Trí

>> Tế bào mầm: Phao cứu sinh của người mắc bệnh nan y?
>> Hàn Quốc: Công trình tế bào mầm là "đồ dỏm
>> Cách điều trị ung thư gan mới
>> Kiêng gì khi viêm gan?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.