Chứng khoán thế giới đồng loạt giảm mạnh

07/03/2012 08:40 GMT+7

(TNO) Sau chuỗi ngày dài liên tiếp giao dịch trầm lắng, thị trường chứng khoán thế giới bất ngờ có phiên giảm mạnh vào đêm qua, rạng sáng nay (7.3, giờ Việt Nam). Đặc biệt, mức giảm tại khu vực châu u lên tới trên 3%.

(TNO) Sau chuỗi ngày dài liên tiếp giao dịch trầm lắng, thị trường chứng khoán thế giới bất ngờ có phiên giảm mạnh vào đêm qua, rạng sáng nay (7.3, giờ Việt Nam). Đặc biệt, mức giảm tại khu vực châu u lên tới trên 3%.

>> Tuần tăng giá ấn tượng của thị trường dầu thô
>> Chứng khoán thế giới khởi sắc, giá dầu thô tăng mạnh

Khởi đầu phiên giao dịch sớm nhất và cũng là khu vực đóng cửa sớm nhất, chỉ số chứng khoán MSCI Asia Pacific của các quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 1,2% trong phiên 6.3. Chỉ số này vừa qua đã có chuỗi tăng điểm 11 tuần liên tiếp.

Nguyên nhân chính khiến chứng khoán châu Á đi xuống trong phiên này được cho là tác động của việc đơn đặt hàng tại các nhà máy Mỹ giảm sút, đồng thời, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc thấp hơn dự đoán.

 
Sau chuỗi ngày dài trầm lắng, thị trường chứng khoán thế giới bất ngờ giảm sâu và rộng - Ảnh: Bloomberg

Trên các thị trường thành viên: chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm nhẹ 0,6%, xuống còn 9.637,63 điểm. Trong khi đó, chỉ số HSI của Hồng Kông bất ngờ để mất tới 459,06 điểm, tương đương giảm 2,16%, chốt phiên 6.3 ở mức 20.806,2 điểm.

Khối lượng giao dịch trên thị trường Hồng Kông trong phiên này tăng đột biến, gấp đôi mức trung bình trong vòng một tháng qua do sự giảm giá mạnh của cổ phiếu AIA.

Chỉ số Shanghai Composite và CSI 300 của Trung Quốc lần lượt giảm mạnh 1,41% và 1,56%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm nhẹ 0,78%, chỉ số S&P/ASX 200 của Úc giảm 1,37%.

* Mở cửa tiếp theo, thị trường chứng khoán châu u không những không khởi sắc mà còn có phần chìm đắm hơn. Chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực giảm mạnh 2,7%, mức giảm phiên mạnh nhất kể từ 21.11.2011 tới nay.

Tăng trưởng GDP của khu vực đồng euro trong quý 4/2011 đã giảm 0,3% so với quý 3 trước đó, không đạt được kỳ vọng của các chuyên gia. Cùng với đó, giới đầu tư vẫn đang cân nhắc khả năng Hy Lạp đạt được thành công các thỏa thuận hoán đổi nợ trái phiếu (debt-swap) nhằm giảm bớt nợ từ các chủ nợ tư nhân, hai thông tin này cùng lúc đã tác động mạnh tới thị trường chứng khoán khu vực, sau đó là lan sang Mỹ.

Chỉ số FTSE 100 của Anh để mất 109,02 điểm, tương đương giảm 1,86%, xuống còn 5.765,8 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 124,98 điểm, tương đương giảm tới 3,58%, chốt phiên 6.3 ở mức 3.362,56 điểm. Chỉ số DAX của Đức mất 233,35 điểm, tương đương giảm 3,4%, xuống còn 6.633,11 điểm.

* Tại Phố Wall, chỉ số thị trường S&P 500 ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ đầu năm tới nay, giảm 1,5% xuống còn 1.343,36 điểm. Trong khi đó, chỉ số Dow Jones Industrial cũng mất 203,66 điểm, tương đương giảm 1,6%, xuống còn 12.759,15 điểm.

Toàn bộ 10 nhóm ngành đóng góp vào S&P 500 đều giảm điểm trong phiên này, điển hình là nhóm cổ phiếu tài chính - ngân hàng, cổ phiếu công nghiệp và hàng hóa.

Các công ty tài chính đã mất tới 2,5% tổng số điểm trong phiên này. Cổ phiếu Bank of America giảm 3,3%; cổ phiếu Citigroup giảm 4,6%; cổ phiếu Morgan Stanley giảm 5,3%.

Chỉ số MSCI All-Country World giảm 2,1% trong phiên này. Tính từ đầu năm tới nay, MSCI Asia Pacific đã tăng 11,5%, trong khi S&P 500 tăng 8,5% và STXE 600 tăng 8,6%.

Thu Hạnh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.