Hải quân Hoa Kỳ - Việt Nam trao đổi chuyên môn

25/04/2012 19:27 GMT+7

(TNO) Ngày 25.4, Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam đã tham gia cuộc trao đổi chuyên môn về lặn, cứu hộ, y học dưới nước trên tàu cứu hộ USNS Safeguard (T-ARS 50) và việc kiểm soát thảm họa trên tàu khu trục USS Chafee (DDG 90).

(TNO) Ngày 25.4, Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam đã tham gia cuộc trao đổi chuyên môn về lặn, cứu hộ, y học dưới nước trên tàu cứu hộ USNS Safeguard (T-ARS 50) và việc kiểm soát thảm họa trên tàu khu trục USS Chafee (DDG 90).

Đây là một trong những hoạt động trọng tâm trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị của đoàn tàu thuộc Hạm đội 7, Hải quân Hoa Kỳ.

Tại tàu cứu hộ USNS Safeguard (T-ARS 50), các thủy thủ lặn của Hải quân Hoa Kỳ đã trao đổi, chia sẻ với các thủy thủ Hải quân Việt Nam nhiều kiến thức và kinh nghiệm.

Theo kịch bản, hai thợ lặn Ricardo Camacho và Christian Yayer sẽ xuống nước ở độ sâu 20 m, thợ lặn Kyle Jensen sẽ là người lặn phụ.

Sau 20 phút hoạt động dưới nước, Ricardo Camacho và Christian Yayer sẽ lên bờ nhưng do quá trình lên mặt nước quá nhanh sẽ làm thay đổi áp suất, gây tắc mạch và bất tỉnh. Ngay lập tức, theo kịch bản, những thủy thủ còn lại trên bờ sẽ làm công tác cấp cứu, đưa người bị nạn vào buồng tăng - giảm áp để điều chỉnh áp suất, phục hồi sức khỏe của nạn nhân.

“Tất cả thợ lặn của chúng tôi đều phải học và biết vận dụng tốt những kiến thức cơ bản tổng hợp về các sử dụng buồng tăng - giảm áp, sơ cứu, chấn thương… Nếu giả sử tôi có sự cố gì trong quá trình lặn, các học trò của tôi vẫn sẽ sơ cấp cứu cho tôi bằng cách tốt nhất”, bác sĩ của tàu cứu hộ USNS Safeguard (T-ARS 50), ông HMCS Dan Ritch cho biết.

Được biết, các thợ lặn thường sẽ trải qua chương trình đào tạo cơ bản trong khoảng thời gian 5 tháng 3 tuần. Sau đó, qua quá trình sàng lọc sẽ chọn tiếp những cá nhân có năng lực để tiếp tục đào tạo. Thường sẽ có 50% số học viên bị đào thải khi trải qua khóa huấn luyện này.

Chiều cùng ngày, trên tàu khu trục USS Chafee (DDG 90), năm sĩ quan của Hải quân Việt Nam đã chứng kiến phần biểu diễn kiểm soát thảm họa của thủy thủ Hoa Kỳ, bao gồm hướng dẫn sử dụng trang phục tự kiểm soát đường thở (SCBA), các dụng cụ thiết bị dùng để ngăn chặn ngập nước và lụt lội trên tàu, thiết bị và dụng cụ cắt PECU. Các sĩ quan Hải quân Việt Nam đã trực tiếp tham gia thực hành cùng Hải quân Hoa Kỳ.

Sau đây là một số hình ảnh phóng viên Thanh Niên Online ghi nhận ở hai buổi trao đổi chuyên môn: 

 
Các thợ lặn kiểm tra thiết bị cá nhân để chuẩn bị cho việc tiếp nước


Chân vịt của thợ lặn Hoa Kỳ


Thợ lặn tiếp nước

 
Trước khi lặn sâu, các thợ lặn của Hải quân Hoa Kỳ thường cột mình vào nhau để đề phòng sự cố mất tích


Thợ lặn Hoa Kỳ bên cạnh các sĩ quan Hải quân Việt Nam



Tình huống giả định đặt ra là thợ lặn bất tỉnh ngay khi lên bờ do bị thay đổi áp suất đột ngột


Công tác sơ cấp cứu của các thủy thủ


Nạn nhân (giả định) được đưa vào cấp cứu trong buồng tăng - giảm áp trên tàu cứu hộ


Phòng điều khiển buồng tăng - giảm áp


Tàu khu trục USS Chafee (DDG 90) đang đậu ngoài vịnh Đà Nẵng



Tham gia trao đổi chuyên môn về kiểm soát thảm họa trên tàu khu trục USS Chafee (DDG 90)

Bài, ảnh: Vũ Phương Thảo

>> Sĩ quan trẻ trên chiến hạm Gepard 3.9
>> Mỹ có thể điều thêm tàu chiến đến Singapore
>> Israel tăng gần 800 triệu USD cho ngân sách quốc phòng
>> Tàu chỉ huy Hạm đội 7 Hoa Kỳ cập cảng Đà Nẵng
>> Mỹ, Philippines tập trận chung trên biển Đông
>> Viễn cảnh Mỹ tác chiến trên Thái Bình Dương
>> Singapore trong “bàn cờ” quân sự Mỹ - Trung
>> Tàu khu trục Đô đốc Tributs thăm VN
>> Tàu chiến Pháp thăm TP.HCM
>> Chuyển động quân sự mới tại châu Á - TBD
>> Tăng cường đối trọng với “đường lưỡi bò”

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.