Siêu bão Hải Yến ập xuống Philippines như ngày tận thế

10/11/2013 13:15 GMT+7

(TNO) Phóng viên James Reynolds của đài CNN (Mỹ) đã thuật lại khoảng thời gian kinh hoàng khi có mặt tại thành phố cảng Tacloban (Philippines) ngay thời khắc siêu bão Hải Yến ập xuống hôm 8.11.

(TNO) Phóng viên James Reynolds của đài CNN (Mỹ) đã thuật lại khoảng thời gian kinh hoàng khi có mặt tại thành phố cảng Tacloban (Philippines) ngay thời điểm siêu bão Haiyan đổ bộ hôm 8.11.

>> Hải Yến có thể là siêu bão gây chết nhiều người nhất lịch sử Philippines
>> Video: Philippines hoang tàn sau siêu bão Hải Yến
>> Những thảm cảnh sau siêu bão Hải Yến ở Philippines


Những người sống sót khiêng xác một nạn nhân xấu số của siêu bão Hải Yến đem chôn tại thành phố Tacloban - Ảnh: Reuters


Reynolds, 30 tuổi, là phóng viên kỳ cựu chuyên săn tin về siêu bão và anh cho biết Hải Yến là siêu bão tàn khốc nhất mà anh từng được thấy.

“Đây đích thị là thiên tai thảm khốc nhất mà tôi từng được tận mắt chứng kiến”, Reynolds thừa nhận.

Hầu hết các máy quay của Reynolds đã bị hư hỏng do bão, nên anh đã dùng iPhone để quay lại cảnh ngập lụt tại Tacloban, mà theo phóng viên này miêu tả là như cảnh ngày tận thế được nói trong Kinh Thánh.

Theo lời kể của Reynolds, ngay tại khách sạn anh ở, các khách trọ ở tầng 1 được chở bằng xuồng ra ngoài trong khi một số khác đang bám víu vào các tấm nệm nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

“Những người khách ở tầng 1 không thể mở cửa vì nước lũ chặn lại, nên họ đập cửa sổ để thoát ra. Nước chảy tứ phía. Điện đóm thì tắt ngúm”, Reynolds thuật lại.

Reynolds đã chọn khách sạn này vì nó được xây bằng bê tông, cao bốn tầng, có thang máy, nằm sâu khoảng 8 km trong đất liền và ở khu vực cao hơn hẳn so với mực nước biển.

Nhưng cuối cùng thì nó vẫn bị nước lũ tràn vào.

Khi nhóm làm phim đến đặt phòng thì chỉ còn phòng ở tầng bốn và đó là điều may mắn, theo Reynolds.

“Trong thời gian bão hoành hành, tiếng gió gầm rú đinh tai nhức óc. Chúng tôi nghe thấy tiếng các mảnh vỡ bay vèo vèo và va vào nhau loảng xoảng như sấm sét. Khách sạn vốn làm bằng bê tông chắc chắn nhưng nhiều lúc bạn có thể cảm nhận được cả khách sạn rung lắc”, Reynolds hồi tưởng lại.

Được biết, để đón đầu cơn bão, nhóm làm phim đã đến Tacloban vào hôm 7.11 từ Hồng Kông.

Và vào tối 8.11 (giờ địa phương), Reynolds ở trên nóc khách sạn. Toàn thành phố mất điện. Rồi bắt đầu có hỏa hoạn.

“Bạn có thể thấy đường chân trời sáng lên vì sấm chớp, Rồi cả thành phố bốc cháy. Cảnh vật trông như phim vậy”, Reynolds cho hay.

Mặc dù nước tràn ngập khắp mọi nơi, nhưng lại không dập được các đám cháy, phóng viên CNN nói.

Thế là biển lửa theo sau biển nước xuất hiện ở Tacloban, Reynolds nói thêm.

Việc trải nghiệm cơn bão đã gây ra thiệt hại về nhân lực và trang thiết bị cho nhóm quay phim của Reynolds.

Một thành viên trong nhóm đã bị một vết cắt sâu đến xương, phóng viên CNN cho hay.

Do đi bằng đường bộ là điều không thể khi cây cối và cột điện ngã chắn ngang các con đường, nên cả nhóm đã đi trực thăng để bay đến sân bay Tacloban.

Từ sân bay này, cả nhóm đã lên một máy bay quân sự để bay sang thành phố vào hôm 9.11, nơi có thuốc men điều trị.

Hoàng Uy

>> 22 giờ tối nay, siêu bão Hải Yến vào tới vùng biển Thanh Hóa - Hải Phòng
>> Siêu bão Hải Yến: Quảng Nam đưa dân sơ tán về nhà, lo chống lũ
>> Hải Yến có thể là siêu bão gây chết nhiều người nhất lịch sử Philippines
>> Siêu bão Hải Yến: Thanh Hóa hỏa tốc sơ tán gần 45.000 dân ven biển
>> Siêu bão Hải Yến: Nhiều người tử vong khi... ứng phó siêu bão
>> Video: Philippines hoang tàn sau siêu bão Hải Yến
>> Siêu bão Hải Yến: Thủy điện đồng loạt xả lũ
>> Siêu bão Hải Yến chỉ còn cách Quảng Nam - Quảng Trị 190 km
>> Hủy thêm hàng loạt chuyến bay do siêu bão Hải Yến  

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.