Đường Lê Lợi, phố đi bộ Nguyễn Huệ dưới cái nắng chói chang những ngày hè

12/05/2023 12:01 GMT+7

Không cây xanh, thiếu bóng râm khi trời nắng là những điều khiến người dân và du khách ái ngại dạo bước ở khu trung tâm TP.HCM như đường Lê Lợi, phố đi bộ Nguyễn Huệ....

Ghi nhận trong những ngày nắng cao điểm tại đường Lê Lợi (quận 1) sau khi được tái lập nguyên trạng hiện đang xuất hiện tình trạng đối lập khi phía bên trái đường (hướng từ phố đi bộ Nguyễn Huệ đến chợ Bến Thành) có hàng cây xanh trải dọc. Ngược lại, bên phải đường Lê Lợi thì trống không một bóng cây, mỗi khi nắng lên, toàn bộ vỉa hè của tuyến đường này nắng chiếu gay gắt khiến người đi đường cảm thấy khó chịu.

Cách đó không xa, Phố đi bộ Nguyễn Huệ và công viên bến Bạch Đằng (quận 1) cũng chung tình cảnh khi rất ít cây xanh và bóng mát. Vào giờ trưa, hầu như các địa điểm nổi tiếng này đều vắng bóng người.

Nắng nóng rát mặt tại các điểm du lịch được đề xuất lắp mái che ở TP.HCM - Ảnh 1.

Dù đường Lê Lợi đã được tái lập nguyên trạng, giao thông thông thoáng, các cửa hàng dọc tuyến đường cũng đã hoạt động bình thường nhưng tình trạng thiếu cây xanh, bóng mát khiến nhiều người không được thoải mái

NHẬT THỊNH

Nắng nóng rát mặt tại các điểm du lịch được đề xuất lắp mái che ở TP.HCM - Ảnh 2.

Cùng một tuyến đường nhưng mảng xanh bên có, bên không

NHẬT THỊNH

KTS người Pháp: ‘Mái che đường Lê Lợi phải đầu tư xứng tầm với metro tỉ đô’

Trên đường Lê Lợi nhiều người mang theo ô để tránh nắng

NHẬT THỊNH

Nắng nóng rát mặt tại các điểm du lịch được đề xuất lắp mái che ở TP.HCM - Ảnh 4.

Cô Đặng Kim Thu (ngụ quận 4) cho biết hằng ngày phải ngồi hàng giờ trước cửa hàng để trông chừng xe. "Từ 10 giờ sáng đến 2-3 giờ trưa là khu này nắng nóng như "lò lửa", dù tôi ngồi trong mát nhưng vẫn hanh nắng, nóng bức khó chịu vô cùng" cô Thu chia sẻ

NHẬT THỊNH

Nắng nóng rát mặt tại các điểm du lịch được đề xuất lắp mái che ở TP.HCM - Ảnh 5.

Trước đề xuất lắp mái che của Sở Quy hoạch và Kiến trúc, anh Thắng (áo vàng, tiểu thương kinh doanh trên đường Lê Lợi) chia sẻ, “Theo tôi, những hàng cây tự nhiên sẽ đẹp và bền hơn nhưng nếu lắp mái che mà mang lại hiệu quả cũng như mỹ quan đô thị thì tôi đồng tình"

NHẬT THỊNH

Nắng nóng rát mặt tại các điểm du lịch được đề xuất lắp mái che ở TP.HCM - Ảnh 6.

"Nếu tuyến đường Lê Lợi này được lắp mái che thì người dân qua đây sẽ đỡ nắng và các cửa hàng cũng hưởng lợi vì có thể buôn bán cả ngày nắng lẫn trời mưa" - ông Tùng nói

NHẬT THỊNH

Nắng nóng rát mặt tại các điểm du lịch được đề xuất lắp mái che ở TP.HCM - Ảnh 7.

Đường Lê Lợi dài khoảng 1 km từ Nhà hát Lớn Thành phố (đường Đồng Khởi) đến chợ Bến Thành. Cùng với đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, đường Lê Lợi là một trong những tuyến đường sầm uất bậc nhất tại TP.HCM. Ngay sau khi công trường tuyến metro hoàn trả mặt bằng, UBND quận 1 cũng đề xuất chuyển đường Lê Lợi thành phố đi bộ để thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế đêm

NHẬT THỊNH

Đề xuất lắp mái che ở Phố đi bộ Nguyễn Huệ



Nắng nóng rát mặt tại các điểm du lịch được đề xuất lắp mái che ở TP.HCM - Ảnh 8.

Nguyên nhân khiến khó tái lập trở lại hàng cây xanh như xưa trên đường Lê Lợi là vì, hiện nay bên dưới đường Lê Lợi là đường hầm của tuyến metro số 1. Việc trồng cây xanh cần phải xem xét cẩn thận, sự tác động trong quá trình phát triển của cây đối với công trình. Do đó Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM đề xuất UBND TP.HCM phương án làm mái che vỉa hè trên đường Lê Lợi

NHẬT THỊNH

Nắng nóng rát mặt tại các điểm du lịch được đề xuất lắp mái che ở TP.HCM - Ảnh 9.

Du khách tham quan công viên bến Bạch Đằng dưới cái nắng chói chang

NHẬT THỊNH

Hôm 8.5, Lãnh đạo UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở Quy hoạch và Kiến trúc cùng Quận 1 nghiên cứu lắp mái che để tạo bóng mát, kết hợp chiếu sáng mỹ thuật ở phố đi bộ Nguyễn Huệ và công viên bến Bạch Đằng (quận 1)

NHẬT THỊNH

Nắng nóng rát mặt tại các điểm du lịch được đề xuất lắp mái che ở TP.HCM - Ảnh 11.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ dài 670m, khánh thành năm 2015. Tuyến phố này cùng công viên bến Bạch Đằng là điểm thu hút người dân và du khách đến vui chơi, giải trí vào mỗi ngày, đặc biệt vào ban đêm và cuối tuần. Công viên bến Bạch Đằng được đưa vào sử dụng cuối năm 2021. Mặc dù vậy, hai địa điểm du lịch nổi tiếng này rất thiếu cây xanh, bóng mát và đặc biệt mỗi khi trời mưa, du khách không thể đến vui chơi vì thiếu mái che

NHẬT THỊNH

Làm việc tại một công ty gần phố đi bộ Nguyễn Huệ, bạn Phạm Xuân Thảo (ngụ quận 8) đồng tình với việc thành phố xây dựng mái che nắng mưa ở phố đi bộ. "Vào giờ là nơi này nắng nóng lắm, hầu như chẳng có ai chọn giờ trưa để tham quan phố đi bộ ngoài những người đi đường qua lại, nhân viên các công ty đi mua đồ ăn và các bác xe ôm, xe công nghệ nghỉ trưa", bạn Thảo tâm sự

NHẬT THỊNH


Nắng nóng rát mặt tại các điểm du lịch được đề xuất lắp mái che ở TP.HCM - Ảnh 12.

Ngoài ra, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM cũng giao quận 1 rà soát các vị trí để làm bãi giữ xe và nhà vệ sinh công cộng phục vụ người dân, du khách, bởi xung quanh khu vực đang rất thiếu. Các đơn vị liên quan cũng cần nghiên cứu vị trí làm cầu bộ hành bắc qua đường Tôn Đức Thắng, để giảm ùn tắc và an toàn cho người đi bộ từ đường Nguyễn Huệ qua công viên bến Bạch Đằng

NHẬT THỊNH

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.