Ý lâm vào ngõ cụt sau khi bầu cử kết thúc

26/02/2013 05:47 GMT+7

(TNO) Cuộc bầu cử quốc hội Ý đã kết thúc vào tối ngày 25.2 (giờ Việt Nam) mà không chọn ra được đảng phái nào chiến thắng để thành lập một chính phủ mới, làm dấy lên lo ngại rằng toàn châu u sẽ bị ảnh hưởng một lần nữa bởi tình trạng bất ổn chính trị tại Ý.

(TNO) Cuộc bầu cử quốc hội Ý đã kết thúc vào tối ngày 25.2 (giờ Việt Nam) mà không chọn ra được đảng phái nào chiến thắng để thành lập một chính phủ mới, làm dấy lên lo ngại rằng toàn châu u sẽ bị ảnh hưởng một lần nữa bởi tình trạng bất ổn chính trị tại Ý.

Ý lâm vào ngõ cụt sau khi bầu cử kết thúc
Các nhân viên tại một phòng bỏ phiếu ở thủ đô Rome (Ý) đang tiến hành mở các thùng phiếu - Ảnh: AFP

Kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy liên minh cánh tả do đảng Dân chủ (DP) của ông Pier Luigi Bersani đã chiếm đại đa số ghế trong Hạ viện, AFP đưa tin cho hay.

Ông Bersani từng tuyên bố ông là người thích hợp nhất cho kế sách tăng trưởng kinh tế cho châu u.

Ông này cũng cam kết sẽ đi theo đường lối cắt giảm chi tiêu do thủ tướng vừa từ chức của Ý là Mario Monti đề ra.

Trong khi đó, đảng dân Tự Do của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi và các đồng minh lại dẫn đầu về số ghế trong Thượng viện.

Ngoài ra, đảng Phong trào Năm sao (M5S) của diễn viên hài Beppe Grillo bất ngờ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân Ý, với gần như cứ bốn cử tri thì có một người bỏ phiếu cho M5S.

Ông Grillo được cho là người đã làm nhen nhóm sự thất vọng của người dân Ý đối với giới chính trị gia “lão làng” và làm tăng sự bất mãn của xã hội đối với chính phủ.

Diễn viên hài này cũng phản đối việc Ý phải vay tiền của EU và kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định xem Ý nên đi hay ở lại trong EU.

Đảng của Thủ tướng vừa từ chức Mario Monti chỉ đạt được có khoảng 10% phiếu bầu, theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ.

Reuters trích báo cáo của kênh truyền hình nhà nước Ý RIA cho biết, dựa trên kết quả kiểm phiếu sơ bộ, liên minh cánh hữu của cựu Thủ tướng Berlusconi giành được 113 ghế tại Thượng viện, cao hơn so với 105 ghế của đối thủ là liên minh cánh tả của ông Bersani, 63 ghế của đảng M5S và 20 ghế của nhóm các nhà kỹ trị trung dung của ông Monti.

Theo quy định của luật bầu cử Ý, một liên minh hoặc một đảng phái chính trị phải giành được ít nhất 158 trong tổng số 315 ghế tại Thượng viện mới có thể nắm quyền kiểm soát Thượng viện.

Vì vậy, ngay cả khi liên minh cánh tả của ông Bersani có bắt tay với đảng của ông Monti đi chăng nữa thì vẫn không đủ số ghế theo quy định, dẫn đến việc thành lập chính phủ mới tại Ý lâm vào ngõ cụt.

Giới quan sát cho rằng, nếu mọi việc không có gì thay đổi sau khi kết quả bầu cử cuối cùng được công bố, thì nhiều khả năng Ý sẽ phải tổ chức bầu cử lại.

Được biết, có khoảng 72,5% công dân Ý đã đi bỏ phiếu trong hai ngày 24.2 và 25.2, giảm mạnh so với mức 81,2% trong cuộc tổng tuyển cử hồi năm 2008, theo báo cáo của Bộ Nội vụ Ý.

Thị trường tài chính Ý đã phản ứng ngay lập tức trước kết quả của các cuộc thăm dò ý kiến cử tri ngay sau khi bỏ phiếu và các thông tin kiểm phiếu sơ bộ.

Giá chứng khoán và trái phiếu tăng mạnh ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, với thông tin từ các cuộc thăm dò cử tri cho thấy liên minh của đảng DP dẫn đầu cuộc bỏ phiếu.

Tuy nhiên, kết quả kiểm phiếu sơ bộ sau đó cho thấy liên minh của ông Berlusconi chiếm đại đa số ghế trong Thượng viện, khiến thị trường đảo chiều.

Thị trường chứng khoán Ý đóng cửa với mức tăng chỉ khoảng 0,73%, theo AFP.

Hoàng Uy

>> Ba kịch bản về bầu cử Ý có thể gây sốc thế giới
>> Cựu Thủ tướng Ý Berlusconi lại gây sóng gió
>> Silvio Berlusconi muốn trở lại lãnh đạo nước Ý
>> Những lý do giúp Berlusconi sẽ không phải ngồi tù

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.