Hóa thạch con sóc cổ xưa nhất

11/08/2013 03:15 GMT+7

Hóa thạch xa xưa nhất của một động vật giống như loài sóc có niên đại khoảng 165 triệu năm trước vừa được phát hiện tại vùng Nội Mông, Trung Quốc.

Đây là loài động vật có vú, được đặt tên khoa học là Mammaliaformis megaconus. Mẫu vật này được cho là bảo tồn tốt nhất trong các mẫu của nhóm Mammaliaform được thu thập trước đây. Với niên đại 165 triệu năm thì Mammaliaformis megaconus sống sớm hơn 100 triệu năm khi khủng long Tyrannosaurus Rex có mặt trên trái đất. Báo Daily Mail dẫn lời ông Ze Xiluo, Giáo sư sinh học và giải phẫu học tại đại học Chicago (Mỹ) cho biết nhờ hóa thạch này mà chúng ta biết rõ hơn sự tiến hóa của động vật có vú.

Hóa thạch con sóc cổ xưa nhất 

Mammaliaformis megaconus được cho là loài ăn tạp khi các nhà khoa học phân tích bộ răng của nó. Răng hàm giúp nó nhai thực vật và một số răng trước khá lởm chởm giúp nó ăn côn trùng, giun và thậm chí là một số động vật xương sống nhỏ. Theo Daily Mail thì mẫu hóa thạch này được đưa về bảo quản tại Bảo tàng Cổ sinh vật học Liêu Ninh.

Tạ Xuân Quan

>> Phát hiện hóa thạch cá mập 'Răng Quỷ
>> Tìm thấy hóa thạch đuôi khủng long ở Mexico
>> Hóa thạch linh trưởng cổ xưa nhất
>> Ngà voi hóa thạch gần 20.000 năm tuổi
>> Phát hiện bộ xương lớn hóa thạch
>> Hóa thạch tổ tiên loài rùa

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.