Sôi động chương trình Tư vấn mùa thi 2013 tại Tây Ninh

26/01/2013 13:34 GMT+7

(TNO) Sáng nay 26.1, chương trình Tư vấn mùa thi 2013 do Báo Thanh Niên tổ chức, lần đầu diễn ra tại Tây Ninh, thu hút khoảng 1.200 học sinh tham gia tư vấn trực tiếp và hơn 25.000 học sinh theo dõi truyền hình trực tiếp trên Đài PT-TH Tây Ninh.

(TNO) Sáng nay 26.1, chương trình Tư vấn mùa thi 2013 do Báo Thanh Niên tổ chức, lần đầu diễn ra tại Tây Ninh, thu hút khoảng 1.200 học sinh tham gia tư vấn trực tiếp và hơn 25.000 học sinh theo dõi truyền hình trực tiếp trên Đài PT-TH Tây Ninh.

>> Tư vấn mùa thi 2013: Đem thông tin đến học sinh Tây Ninh

Tại buổi tư vấn, các học sinh cũng như các bậc phụ huynh đã đặt nhiều câu hỏi cho các chuyên gia.

Theo đó, phần đông câu hỏi tập trung vào khối ngành xây dựng, giao thông và kinh tế.

Phụ huynh Lê Thanh Bình (có con học tại Trường THPT Tây Ninh) thắc mắc: “Con tôi muốn thi vào ngành xây dựng công trình cầu đường, học lực của cháu không khá lắm, vậy cháu nên thi vào trường nào?”.

Lần đầu tiên Chương trình tư vấn mùa Thi đến Tây Ninh 1
Có một điều khá đặc biệt, trong buổi tư vấn tại Tây Ninh, học sinh quan tâm nhiều đến khối ngành giao thông và xây dựng

Lần đầu tiên Chương trình tư vấn mùa Thi đến Tây Ninh 2
Một học sinh của Trường dân tộc nội trú tỉnh Tây Ninh đặt câu hỏi liên quan về ưu tiên khu vực, đối tượng - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Lần đầu tiên Chương trình tư vấn mùa Thi đến Tây Ninh 3

Lần đầu tiên Chương trình tư vấn mùa Thi đến Tây Ninh 4
Học sinh đang làm câu hỏi trắc nghiệm về lựa chọn ngành nghề phụ hợp của Ban tổ chức

Lần đầu tiên Chương trình tư vấn mùa Thi đến Tây Ninh 6
Rất đông học sinh đến tìm hiểu thông tin ngành nghề ở các gian hàng tư vấn

Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ - Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Giao thông vận tải TP.HCM - giải đáp: “Đây là một chuyên ngành được đào tạo ở nhiều trường, với nội dung đào tạo cơ bản giống nhau khoảng 60-70%, 30-40% còn lại tùy thuộc vào năng lực, điều kiện của mỗi trường. Tại ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, chuyên ngành xây dựng cầu đường thuộc ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông. Sau 4 học kỳ, căn cứ kết quả học tập và nguyện vọng của sinh viên, lúc đó trường mới phân ra các chuyên ngành”.

Nhiều học sinh yêu thích khối ngành kinh tế, đã bày tỏ những lo lắng trước thông tin: nền kinh tế đang gặp khó khăn, dẫn đến nguy cơ người học sau khi ra trường khó có việc làm, các trường ĐH-CĐ không được mở mới các ngành kinh tế, ngành tài chính ngân hàng

Nói về vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn Văn Nam - Phó hiệu trưởng ĐH Lạc Hồng - nhận định: “Tuy theo dự báo, một số ngành kinh tế đang đào tạo nhiều hơn so với nhu cầu thực tế, nhưng không phải vì vậy mà các trường không đào tạo nữa, Bộ chỉ không cho các trường mở ngành mới khối ngành kinh tế, với những trường đã đào tạo thì vẫn tiếp tục đào tạo”.

Thạc sĩ Dương Tôn Thái Dương - Phó trưởng phòng Đào tạo, ĐH Kinh tế Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) - khẳng định: “Sự suy thoái kinh tế trong thời điểm này chính là giai đoạn cần thiết để chuẩn bị cho một chu kỳ phát triển mới tốt hơn, do đó các trường cần phải nỗ lực để đào tạo ra nhân lực chất lượng cao và các em cần phải chuẩn bị kiến thức sâu rộng hơn, tác phong chuyên nghiệp hơn để tăng cơ hội việc làm cho chính bản thân mình”.

Minh Luân

>> Tư vấn mùa thi đến với học sinh Tây Ninh, Bình Phước
>> Tư vấn mùa thi 2013: Đem thông tin đến học sinh Tây Ninh
>> Khai mạc chương trình "Tư vấn mùa thi" năm 2013
>> Hơn 2.000 phụ huynh và học sinh tham dự khai mạc chương trình Tư vấn mùa thi
>> Chương trình Tư vấn mùa thi lần thứ 14: Gần với học sinh hơn
>> Sôi động chương trình Tư vấn mùa thi năm 2013
>> Chọn ngành thi đại học, cao đẳng: Chuộng kinh tế, lơ là kỹ thuật

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.