Anh ở biên cương - Kỳ 4: Máu đổ trên đường tuần tra

Mai Thanh Hải
Mai Thanh Hải
02/03/2014 08:15 GMT+7

(TNO) Trong môn học nghiệp vụ của Học viện Biên phòng có bài 'Tổ chức Tuần tra - bảo vệ biên giới', chỉ bảo rất cặn kẽ những thủ tục quy định chăm sóc mốc giới - biểu tượng của Quốc gia.

Mốc 504 ở Sơn Vĩ nhìn thẳng xuống doanh trại ĐBP Lũng Làn
Mốc 504 ở Sơn Vĩ nhìn thẳng xuống doanh trại ĐBP Lũng Làn

Ở những đồn biên phòng (ĐBP) cơ sở, mỗi khi có cán bộ chiến sĩ mới về nhận công tác, bao giờ cũng phải tham gia các chuyến tuần tra biên giới định kỳ, để nắm bắt, quen dần với địa hình địa vật, địa bàn cơ sở và nhất là các tuyến đường biên, cột mốc giới do đơn vị quản lý... Điều này đã ngấm vào máu của mỗi người lính biên phòng.

 

Nhiệm vụ tuần tra cột mốc biên giới của lực lượng BĐBP nhằm kiểm tra hiện trạng cột mốc để chống phá hoại, dịch chuyển, bôi vẽ trên cột mốc, thể hiện chủ quyền và hình ảnh quốc gia.

ĐBP Xuân Trường (Bảo Lạc, Cao Bằng) được xem là đồn khó khăn nhất của tỉnh Cao Bằng, nên đường tuần tra dọc biên giới qua các cột mốc cũng gian nan.

Trung tá Đồn trưởng Nguyễn Hữu Vinh bảo: “Mỗi chuyến tuần tra, bộ đội lặc lè súng đạn, tăng võng, lương thực thực phẩm đi cả tuần liền. Ăn rừng ngủ bụi. Sau chuyến đi, quân y đều phải chăm sóc sức khỏe!”.

“Có những chuyến gặp mưa lũ, anh em bị mắt kẹt giữa rừng cả tuần liền, hết lương thực phải đào củ hái quả cầm cự, nước rút mới tiếp tục hành quân!”, trung tá Vinh kể thêm.

Với thượng tá Hoàng Văn Lập, Đồn trưởng ĐBP Cô Ba (Bảo Lạc, Cao Bằng), quãng chiều dài đường biên hơn 19 km do đồn phụ trách với 30 cột mốc (24 mốc chính, 6 mốc phụ) là sự tính toán rất khoa học, tỉ mỉ cho các tổ công tác tuần tra hằng tuần.

“Mốc 589 gần và dễ đi nhất cũng phải nửa ngày, nửa đường phải đi bộ xuyên qua rừng!” - thượng tá Lập lắc đầu nói vậy và trầm giọng: “Các mốc xa, đằng đẵng đi bộ mấy ngày mới đến. Anh em cứ đi tuần về là cho ngủ thoải mái, không phải làm bất cứ việc gì khác, bởi đi thế lúc nào cũng chong mắt canh gác, muốn cũng không dám ngủ!”.

Đại tá Hoàng Đình Xuất, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Hà Giang cho biết 12 ĐBP của tỉnh quản lý 442 cột mốc, trong đó có 425 mốc đơn, 8 mốc đôi và 9 mốc ba. Nhiều địa bàn, cột mốc nằm giữa bãi mìn còn sót lại từ hồi chiến tranh biên giới 1979 - 1989, chỉ duy nhất 1 đường mòn đặt vừa đủ gót chân vào chăm sóc mốc và máu của chiến sĩ BP đã đổ xuống khi kiểm tra mốc. Mới đây, cán bộ ĐBP Thàng Tín đã hi sinh trong khi tuần tra.

Phía Trung Quốc xây dựng trạm quan sát điện tử ngay sau mốc 422 (Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang)
Phía Trung Quốc xây dựng trạm quan sát điện tử ngay sau mốc 422 (Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang)

“Điểm khởi đầu đường biên giới giữa 2 nước Việt Nam - CHND Trung Hoa là giao điểm đường biên giới giữa 3 nước Việt Nam, Trung Hoa và Lào. Điểm kết thúc đường là điểm thứ nhất của đường phân định lãnh hải trong vịnh Bắc bộ giữa 2 nước Việt Nam - Trung Hoa quy định trong “Hiệp định giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa 2 nước trong vịnh Bắc bộ”, tổng chiều dài đường biên giới là 1.449,566 km, trong đó đường biên giới trên đất liền là 1.065,652 km, đường biên giới nước là 383,914 km.

Như vậy, mốc biên giới giữa Việt Nam - Trung Hoa được đánh số liên tục tăng dần từ tây sang đông (từ ngã ba biên giới A Pa Chải, Mường Nhé, Điện Biên đến giới điểm 62 cửa sông Bắc Luân, Quảng Ninh).

Mốc chính - phụ số lẻ do Trung Quốc cắm, Mốc chính - phụ số chẵn do Việt Nam cắm. Mốc đôi - mốc ba cùng số, thì ở nước nào nước đó cắm.
 
Tổng hợp số lượng cột mốc các tỉnh biên giới Việt - Trung là 1.970, trong đó: tỉnh Lai Châu có 117 mốc, Lào Cai 128, Hà Giang 442, Cao Bằng 632, Lạng Sơn 472 và Quảng Ninh 170 cột mốc”.

  Thượng tá Lê Đức Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Chính trị, BCHBĐBP tỉnh Điện Biên bên mốc 14 (2) tại Sen Thượng, Mường Nhé, Điện Biên
Thượng tá Lê Đức Nghĩa, Phó chủ nhiệm chính trị, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Điện Biên bên mốc 14 (2) tại Sen Thượng, Mường Nhé, Điện Biên

  Mốc 428 địa đầu Lũng Cú (Hà Giang) và việc quét dọn mốc là thói quen của mỗi chiến sĩ BP khi tới mốc biên giới
Mốc 428 địa đầu Lũng Cú (Hà Giang) và việc quét dọn mốc là thói quen của mỗi chiến sĩ biên phòng khi tới mốc biên giới

  PV Thanh Niên tại mốc 3 do TQ cắm tại khu vực chợ A Pa Chải (Mường Nhé, Điện Biên)
PV Thanh Niên tại mốc 3 do TQ cắm tại khu vực chợ A Pa Chải (Mường Nhé, Điện Biên)

  Trung tá Nguyễn Hữu Vinh, Đồn trưởng BP Xuân Trường giới thiệu về mốc 612 tại Lũng Mật (Xuân Trường, Bảo Lạc, Cao Bằng)
Trung tá Nguyễn Hữu Vinh, Đồn trưởng BP Xuân Trường giới thiệu về mốc 612 tại Lũng Mật (Xuân Trường, Bảo Lạc, Cao Bằng)

 Tổ tuần tra đường biên mốc giới với động tác chào mốc quen thuộc

Tổ tuần tra đường biên mốc giới với động tác chào mốc quen thuộc 30
Tổ tuần tra đường biên mốc giới với động tác chào mốc quen thuộc

 Mốc 840 (2) bên bờ bờ sông Quây Sơn thuộc huyện Hạ Lang, Cao Bằng
Mốc 840 (2) bên bờ bờ sông Quây Sơn thuộc huyện Hạ Lang, Cao Bằng

 Cột mốc cũ được xây dựng từ hồi Pháp thuộc, được trưng bày trong ĐBP Đàm Thủy (Cao Bằng)
Cột mốc cũ được xây dựng từ hồi Pháp thuộc, được trưng bày trong ĐBP Đàm Thủy (Cao Bằng)

 Tổ Tuần tra ĐBP Xuân Trường (Bảo Lạc, Cao Bằng) bên mốc 605
Tổ tuần tra ĐBP Xuân Trường (Bảo Lạc, Cao Bằng) bên mốc 605

 Giao nhiệm vụ cho Tổ tuần tra đường biên mốc giới tại ĐBP Xuân Trường (Cao Bằng)
Giao nhiệm vụ cho tổ tuần tra đường biên mốc giới tại ĐBP Xuân Trường (Cao Bằng)

 Chỉ huy ĐBP Cô Ba (Bảo Lạc, Cao Bằng) kiểm tra mốc 589
Chỉ huy ĐBP Cô Ba (Bảo Lạc, Cao Bằng) kiểm tra mốc 589

Bài ảnh: Mai Thanh Hải

>> Biên cương trong sương trên cao
>> Áo ấm và học bổng đến với miền biên cương
>> Người lính thêm chắc tay súng bảo vệ biên cương  

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.