Hiện tượng thiên văn hiếm hoi

20/03/2014 02:40 GMT+7

(TNO) Dân thành phố New York (Mỹ) là những người may mắn nhất hành tinh khi được tận mắt chứng kiến hiện tượng thiên văn hiếm hoi: một tiểu hành tinh lấn át ngôi sao thuộc dạng sáng nhất trên bầu trời đêm.

(TNO) Dân thành phố New York (Mỹ) là những người may mắn nhất hành tinh khi được tận mắt chứng kiến hiện tượng thiên văn hiếm hoi: một tiểu hành tinh lấn át ngôi sao thuộc dạng sáng nhất trên bầu trời đêm.


Tiểu hành tinh 163 Erigone át đi ánh sáng của Regulus ở chòm sao Sư Tử - Ảnh: NASA 

Tiểu hành tinh 163 Erigone, có kích thước cỡ đảo Rhode của Mỹ (bề ngang 73 km), xuất phát từ vành đai tiểu hành tinh nằm giữa quỹ đạo sao Hỏa và sao Mộc, sẽ làm lu mờ ánh sáng của ngôi sao sáng nhất là Regulus thuộc chòm sao Sư Tử.

Quá trình “trộm ánh sáng” trên duy trì khoảng 14 giây, diễn ra vào 2 giờ 6 phút ngày 20.3 (tức 13 giờ 6 phút ngày 20.3, giờ Việt Nam).

Theo Space.com, có khoảng 20 triệu người (đông bắc Mỹ và miền đông Canada) lọt vào nhóm những người may mắn có thể chứng kiến trực tiếp hiện tượng này bằng mắt thường.

Hạo Nhiên

>> Giải mã sự kiện thiên văn độc đáo
>> Nhân tài thiên văn 15 tuổi
>> Kỳ thú hiện tượng thiên văn của thế kỷ
>> Nhiều hiện tượng thiên văn kỳ thú
>> Đoán thiên văn
>> Sáng mai VN chứng kiến sự kiện thiên văn thế kỷ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.