Mục tiêu của thể thao VN năm 2013: Đầu tư cho Asiad 2019

03/01/2013 03:15 GMT+7

Trong năm 2013, VN sẽ tham dự các giải quốc tế chính là SEA Games 27 tại Myanmar, Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á tại Incheon (Hàn Quốc), còn gọi là AIG 4. Cả 2 giải này nhìn chung đều vừa sức với thể thao VN.

Trong năm 2013, VN sẽ tham dự các giải quốc tế chính là SEA Games 27 tại Myanmar, Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á tại Incheon (Hàn Quốc), còn gọi là AIG 4. Cả 2 giải này nhìn chung đều vừa sức với thể thao VN.

Nếu SEA Games là giải đấu mà VN phải bắt buộc nằm trong top 3 thì với AIG 4, chúng ta cũng có hy vọng trong top 10 nếu phát huy tốt những gì mà 4 năm trước từng thu hoạch được ở AIG 3 mà VN đăng cai.  Bởi các môn thể thao ở AIG 4 như thể thao điện tử, muay, kick boxing, khiêu vũ thể thao, bơi bể ngắn, futsal... ít nhiều đều có thể tranh chấp thành tích. Do vậy đặt ra mục tiêu vừa tầm để phấn đấu thể hiện tốt ở 2 sân chơi này cũng là cách thể thao VN khẳng định vị thế.

Thế nhưng vấn đề đặt ra cho thể thao VN sẽ không đơn giản chỉ để chạy theo thành tích. Việc đăng cai Asiad 18 năm 2019 sẽ là cơ hội để chúng ta chuẩn bị lực lượng ngay từ bây giờ. Do vậy SEA Games, AIG 4 vẫn phải tham dự, nhưng cách tiếp cận của thể thao VN cần có sự thay đổi. Cụ thể là cần tập trung đầu tư cho các VĐV trẻ, tham dự ở các môn nằm trong hệ thống Olympic. Đó mới chính là vấn đề then chốt nhất, chứ không nên dàn trải, tham dự nhiều rồi môn nào cũng lăm le lấy huy chương, khu vực có cái gì VN có cái nấy, cuối cùng những môn quan trọng nhất lại bỏ rơi, còn những môn mang tính thời vụ thì tung hê nhưng chẳng có tác dụng nào đối với sự phát triển của thể thao nước nhà.

Cần nhớ rằng, các môn cơ bản trong Olympic luôn có ý nghĩa sống còn với một nền thể thao. Trong chiến lược của thể thao VN đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, TC TDTT cũng nhấn mạnh đến những môn này là các môn trọng điểm, cụ thể là 10 môn cơ bản có trong Olympic như điền kinh, bơi, bắn súng, cầu lông, thể dục, vật, đấu kiếm, taekwondo, cử tạ... nhưng lại nảy sinh ra thêm 20 môn trọng điểm nhóm 2. Nghĩa là việc đầu tư cùng lúc đến 30 môn khiến nhiều người tự hỏi, đầu tư như thế liệu có khả thi không? Hay lại là cách làm chạy theo SEA Games để báo cáo thành tích, khác nào dàn trải. Nên nhớ các cường quốc mạnh trên thế giới và cả trong khu vực họ tập trung đầu tư khoảng 7 đến 10 môn trọng điểm và làm đâu chắc đó, biến môn đó thành thế mạnh của mình, từ đó tạo đà tấn công vào các cột mốc thế giới.

Do vậy thể thao VN cần có tầm nhìn xa ngay từ năm 2013. Các lớp tài năng mười tám đôi mươi của chúng ta ở các môn cơ bản cần có những định hướng đúng để họ nâng cao tố chất, sức mạnh, được đảm bảo có thầy giỏi, có môi trường phù hợp và thường xuyên thử thách trận mạc để tích lũy kinh nghiệm thi đấu. Chỉ có thế, hướng đến Asiad 2019, thể thao VN mới có tiếng nói trọng lượng ở các môn Olympic chứ không phải đưa những môn, những nội dung “hữu nghị” vào cho có tụ để thắng nhưng chẳng vẻ vang gì.

Q.T

>> Bóng đá Việt Nam 2013: Trẻ hóa và "vàng" SEA Games!
>> Malaysia chuẩn bị cho SEA Games từ U.21 quốc tế Báo Thanh Niên
>> HLV đội vô địch SEA Games dự giải U.21 quốc tế

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.