Giải pháp lọc máu tại nhà cho người suy thận mãn

24/10/2005 21:25 GMT+7

“Lọc màng bụng” - một giải pháp lọc máu tại nhà cho người suy thận mãn đã được khoa thận - tiết niệu (bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) triển khai thành công.

Với bệnh nhân suy thận, các chất độc không thể thải ra ngoài cơ thể khiến các độc tố trong máu tăng cao. Thông thường, bệnh nhân suy thận sẽ được "chạy thận nhân tạo" theo quy trình: rút máu ra khỏi cơ thể, đưa qua máy (thận nhân tạo) lọc sạch rồi trở lại cơ thể. Tuy nhiên, lọc máu bằng thận nhân tạo sẽ chỉ thực hiện được tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện.  

Vì vậy, "lọc màng bụng" sẽ giúp bệnh nhân hoàn toàn chủ động điều trị tại gia đình. Theo TS Đinh Thị Kim Dung, trưởng  khoa Thận - Tiết niệu (Bệnh viện Bạch Mai), với phương pháp "lọc màng bụng", bệnh nhân không phải thực hiện chế độ ăn, kiêng cữ nghiêm ngặt như lọc máu bằng phương pháp khác và ít xảy ra biến động huyết áp". Theo bác sĩ Nguyễn Vĩnh Hưng, khoa Thận - tiết niệu (bệnh viện Bạch Mai): "Với phương pháp này, việc lọc máu sẽ được thực hiện bởi chính màng bụng của bệnh nhân thay vì phải sử

Phương pháp lọc máu màng bụng được áp dụng cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối (từ độ 3). Các bệnh nhân quan tâm đến phương pháp này sẽ được tư vấn qua điện thoại, số máy 04.8686988 (máy lẻ 3544 hoặc 3543).

dụng màng thận nhân tạo".  Khởi đầu, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật đặt Catheter (một ống nhỏ ) tại vùng bụng. Ống này  sẽ là đường dẫn đưa dịch lọc vào ổ bụng. Sau 4 giờ trong ổ bụng, các chất độc trong máu sẽ thẩm thấu qua các mạch máu màng bụng vào dịch lọc. Khi đã "hút" các chất độc, dịch lọc chứa các độc tố sẽ được thải qua ống nhỏ đã được đặt cố định. Sau khi thải hết dịch lọc "bẩn" qua ống dẫn, bệnh nhân sẽ tiếp tục quy trình mới: đưa dịch lọc sạch vào ổ bụng và lại thải ra sau 4 giờ. Lượng dịch lọc đưa vào ổ bụng khoảng 2 lít mỗi lần, và mỗi ngày sẽ thực hiện 4 lần. Theo các bác sĩ, với phương pháp này, sức khỏe bệnh nhân được cải thiện về chế độ ăn cũng như trong đời sống riêng tư. TS Nguyễn Thị  Kim Dung cho biết: "Chi phí  cho dịch lọc, thuốc và vật tư tiêu hao khoảng 7-8 triệu đồng/tháng/bệnh nhân. So với thu nhập chung, đây là khoản chi phí cao. Tuy nhiên, với bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế sẽ được chi trả cơ bản".

Hiện tại, có khoảng 40 bệnh nhân đang điều trị theo phương pháp này từ nhiều tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Phú, Quảng Ninh, Lạng Sơn... Bác sĩ Nguyễn Vĩnh Hưng cho biết, thực ra đây không phải là phương pháp mới, nhưng trước đây chưa có điều kiện thực hiện một cách bài bản và bị bỏ qua do điều kiện chưa cho phép.

Liên Châu

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.