Nga lần đầu bị Pháp vượt mặt về xuất khẩu vũ khí?

Văn Khoa
Văn Khoa
11/03/2024 07:10 GMT+7

Mỹ đã tăng xuất khẩu vũ khí thêm 17% trong giai đoạn 2019-2023, so với giai đoạn 2014-2018, trong khi xuất khẩu vũ khí của Nga giảm hơn 50%.

Vị thế xuất khẩu vũ khí của Mỹ và Nga như trên được đưa ra trong báo cáo do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI, Thụy Điển) công bố hôm nay 11.3, theo Reuters.

"Mỹ đã tăng cường vai trò toàn cầu của mình với tư cách là nhà cung cấp vũ khí, một khía cạnh quan trọng trong chính sách đối ngoại của nước này, xuất khẩu vũ khí sang nhiều quốc gia hơn bao giờ hết", SIPRI nhận định trong một tuyên bố.

Nga lần đầu bị Pháp vượt mặt về xuất khẩu vũ khí

Trong khi đó, xuất khẩu vũ khí của Nga trong giai đoạn 2019-2023 đã giảm 53% so với giai đoạn 2014-2018. Mức giảm ngày càng gia tăng trong giai đoạn này và xuất khẩu vũ khí của Nga trong năm 2023 thấp hơn 52% so với năm 2022.

"Số lượng các lô vũ khí chính ở mức thấp đang chờ giao hàng từ Nga cho thấy xuất khẩu vũ khí của nước này có thể sẽ vẫn thấp hơn nhiều so với mức đạt được trong giai đoạn 2014-2018, ít nhất là trong ngắn hạn", SIPRI nhận định.

Nga lần đầu bị Pháp vượt mặt về xuất khẩu vũ khí?- Ảnh 1.

T-14 Armata được cho là xe tăng hiện đại nhất của Nga

AFP

Xuất khẩu vũ khí của Nga sụt giảm đã đưa Pháp lần đầu tiên vượt qua Nga để trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới sau Mỹ kể từ khi việc thu thập dữ liệu bắt đầu vào năm 1950, theo SIPRI.

Xuất khẩu vũ khí của Pháp tăng trưởng 47%, và nước này chiếm 11% tổng xuất khẩu vũ khí toàn cầu trong giai đoạn 2019-2023, theo AFP. Nhà nghiên cứu SIPRI Katarina Djokic lưu ý rằng Pháp đã đặc biệt thành công trong việc bán máy bay chiến đấu Rafale của mình ra bên ngoài châu Âu.

Vì sao Nga không đưa 'siêu tăng T-14' đến Ukraine chiến đấu?

Trong khi đó, nhập khẩu vũ khí của các nước châu Âu đã tăng 94% trong giai đoạn 2019-2023 so với giai đoạn 2014-2018. Trong đó, Ukraine là nước nhập khẩu lớn thứ 4 thế giới trong giai đoạn 2019-2023, sau khi có ít nhất 30 nước cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine từ tháng 2.2022, theo SIPRI.

Cũng theo SIPRI, khối lượng vận chuyển toàn cầu về các loại vũ khí quốc tế lớn, như máy bay, tàu chiến lớn, pháo binh, tên lửa đất đối không và xe tăng, giảm nhẹ 3,3% trong giai đoạn 2014-2018 và 2019-2023.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.