Ngày mới với tin tức sức khỏe: Chuối nhiều dinh dưỡng nhưng ăn thế nào tốt nhất?

08/03/2024 00:10 GMT+7

'Chuối chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất thiết yếu, bao gồm mangan, kali, vitamin C và B6. Ngoài ra, chuối còn chứa các hợp chất thực vật có lợi, giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Vì sao người ăn nhiều protein cần chú ý uống nước?; Ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa; Lợi ích của nước chanh mật ong...

Nên ăn bao nhiêu quả chuối mỗi ngày?

Chuối là một loại trái cây phổ biến, có hương vị thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Dù vậy, ăn quá nhiều chuối cũng dẫn đến một số tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị nên ăn trái cây và rau quả mỗi ngày. Do đó, việc thêm chuối vào khẩu phần ăn hằng ngày là cách tuyệt vời để tăng cường sức khỏe tổng thể.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Chuối nhiều dinh dưỡng nhưng ăn thế nào tốt nhất?- Ảnh 1.

Chuối là một loại trái cây phổ biến, có hương vị thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng

Pexels

Chuối chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất thiết yếu, bao gồm mangan, kali, vitamin C và B6. Ngoài ra, chuối còn chứa các hợp chất thực vật có lợi, giúp làm giảm căng thẳng và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Trong một quả chuối nặng 118 g có chứa 105 calories, 27 g carbohydrate, 3 g chất xơ, 0,3 g chất béo, 1 g đạm, 10 mg vitamin C, 0,43 mg vitamin B6, 422 mg kali, 0,32 mg mangan, 32 mg magiê.

Protein là thành phần cấu trúc chính của cơ thể và rất cần thiết cho chức năng hệ miễn dịch, xây dựng cơ bắp và sức khỏe của xương. Trong khi đó, chất béo cung cấp năng lượng, hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hormone và hỗ trợ sức khỏe não bộ.

Những người khỏe mạnh nên ăn từ 1 đến 2 quả chuối hằng ngày. Ngoài ra, bạn có thể ăn vượt số lượng trên tùy theo nhu cầu tiêu thụ năng lượng và hoạt động thể chất của cơ thể. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 8.3.

Vì sao người ăn nhiều protein cần chú ý uống nước?

Những người tập gym biết rất rõ về tầm quan trọng của protein với quá trình phát triển cơ bắp. Thế nhưng, một điều không phải ai cũng biết là nạp nhiều protein thì đi đôi với đó là cần uống nhiều nước. Vì protein sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái mất nước.

Không chỉ giúp cơ bắp phát triển mà protein còn làm được nhiều hơn thế. Ở cấp độ tế bào, protein giúp sửa chữa các mô. Cơ thể cũng cần protein dưới dạng enzyme để hỗ trợ tiêu hóa, co bóp cơ, đông máu và tạo năng lượng. Protein cũng góp phần tạo thành nhiều loại hoóc môn, giúp da và tóc khỏe mạnh.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Chuối nhiều dinh dưỡng nhưng ăn thế nào tốt nhất?- Ảnh 2.

Khi nạp nhiều protein, cơ thể cần nhiều nước để đào thải lượng protein dư thừa và nitơ phát sinh từ quá trình chuyển hóa protein

Pexels

Khi ăn tinh bột, cơ thể sẽ chuyển tinh bột thành glycogen. Mỗi gram glycogen sẽ giữ lại 3 gram nước. Nếu ăn nhiều tinh bột thì cơ thể giữ lại nhiều nước. Tuy nhiên, với protein thì ngược lại. Nạp quá nhiều protein lại làm cơ thể dễ mất nước.

Nguyên nhân là do nạp quá nhiều protein thì có thể sẽ dễ dư thừa protein. Không những vậy, quá trình chuyển hóa protein bên trong cơ thể sẽ tạo ra nitơ. Cùng lúc đào thải cả protein dư thừa và nitơ sẽ khiến thận làm việc nhiều hơn và tăng nhu cầu nước.

Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Journal of the Academy of Nutrition and Dietetics phát hiện chế độ ăn giàu protein có thể gây ra mất nước một cách tinh tế mà chúng ta có thể không nhận thấy. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 8.3.

Ung thư đại trực tràng tại sao lại trẻ hóa?

Cũng như nhiều loại ung thư khác, ung thư đại trực tràng nguy hiểm và thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu.

Những triệu chứng đặc trưng của bệnh ung thư đại trực tràng là chảy máu trực tràng, đau bụng, mệt mỏi, sụt cân, tiêu chảy và táo bón. Vì một số nguyên nhân mà ung thư đại trực tràng đang có xu hướng trẻ hóa.

Các chuyên gia nhận thấy ngày càng có nhiều người trẻ tuổi mắc bệnh này. Một nghiên cứu của Đại học Connecticut (Mỹ) cho thấy nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng ở nhóm người trẻ sinh năm 1990 cao gấp đôi so với những người sinh năm 1950.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Chuối nhiều dinh dưỡng nhưng ăn thế nào tốt nhất?- Ảnh 3.

Dù ở độ tuổi nào nếu thấy các triệu chứng như chảy máu trực tràng, đau bụng, mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân thì cũng cần đến bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt

Pexels

Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của hiện tượng này. Tuy nhiên, việc uống nhiều rượu bia, chế độ ăn kém lành mạnh, thiếu hoạt động thể chất, thừa cân, béo phì được xem là những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Trong khi đó, lượng mỡ thừa trong cơ thể tăng lên sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng. Lý do là do sự tích tụ mỡ sẽ làm tăng sản xuất insulin và gây viêm trong cơ thể. Cả hai điều này đều có thể khiến con người dễ mắc bệnh ung thư hơn.

Ngoài ra, lối sống ít vận động cũng được xác định là yếu tố quan trọng gây ung thư đại trực tràng. Một nghiên cứu công bố trên chuyên san International Journal of Environmental Research and Public Health cho thấy tỷ lệ béo phì và ít vận động đang gia tăng ở những người trẻ tuổi. Đây đều là những yếu tố làm tăng rủi ro mắc ung thư nói chung. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.