Ngày mới với tin tức sức khỏe: Vì sao bị tiểu đường hay thức giấc về đêm?

16/06/2023 00:10 GMT+7

'Đối với người khỏe mạnh, thức dậy vào nửa đêm ngủ lại có thể dễ dàng, nhưng với người mắc bệnh tiểu đường, mọi thứ sẽ khác'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Triệu chứng ung thư phổ biến có thể nặng hơn vào ban đêm; Tư thế ngủ nào không nên kê gối?; Bệnh tay chân miệng tăng cao, 'cạn' thuốc điều trị...

Vì sao nhiều người bệnh tiểu đường hay thức giấc lúc 3 giờ sáng?

Bệnh tiểu đường là tình trạng khiến lượng đường trong máu trở nên quá cao.

Đối với người khỏe mạnh, thức dậy vào nửa đêm ngủ lại có thể dễ dàng, nhưng đối với người mắc bệnh tiểu đường, mọi thứ sẽ khác.

Hiện tượng kỳ lạ khiến người tiểu đường thức giấc lúc 3 giờ sáng   - Ảnh 1.

Nhiều bệnh nhân tiểu đường thức dậy mỗi đêm vào cùng một thời điểm, khoảng 3 giờ sáng, vì lượng đường trong máu của họ tăng đột ngột

SHUTTERSTOCK

Nhiều bệnh nhân tiểu đường thức dậy mỗi đêm vào cùng một thời điểm, khoảng 3 giờ sáng, vì lượng đường trong máu của họ tăng đột ngột.

Hiện tượng thức giấc lúc 3 giờ sáng này có thể do một trong hai nguyên nhân: Hiện tượng bình minh hoặc hiệu ứng Somogyi. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 16.6.

Triệu chứng ung thư phổ biến có thể nặng hơn vào ban đêm

Nếu phải liên tục vật lộn với những cơn đau không rõ nguyên nhân khi đi ngủ vào ban đêm, bác sĩ khuyên rằng bạn nên sớm đi kiểm tra sức khỏe. Một nghiên cứu về ung thư ở Anh chỉ ra rằng cứ 100 bệnh nhân ung thư thì có khoảng 38 người sẽ bị đau từ trung bình đến nặng.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Deborah Lee (đang làm việc tại Anh), đau là một trong những triệu chứng ung thư phổ biến nhất có thể xuất hiện vào ban đêm.

Triệu chứng ung thư phổ biến nhất có thể nặng hơn vào ban đêm   - Ảnh 1.

Đau là một trong những triệu chứng ung thư phổ biến nhất có thể xuất hiện vào ban đêm

SHUTTERSTOCK

"Mặc dù có nhiều nguyên nhân khác dẫn tới cảm giác đau về đêm ngoài ung thư, nhưng có một số dấu hiệu có thể giúp chúng ta nhận diện và phân biệt", bác sĩ Lee nói rõ.

Theo đó, chuyên gia này cho hay một trong những dấu hiệu giúp chúng ta nhận biết được cơn đau có thể do ung thư gây ra là nó thường tồi tệ hơn vào ban đêm, lúc bạn đi ngủ và hoàn toàn không liên quan đến các chấn thương khác.

Bên cạnh tình trạng đau về đêm mà không rõ nguyên nhân, ở bệnh nhân ung thư cũng có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như chán ăn, sụt cân, khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn hoặc sốt. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 16.6.

Tư thế ngủ nào không nên kê gối?

Hầu hết mọi người đã quen dùng gối khi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy một số tư thế ngủ không nên kê gối, vì có thể không tốt cho sức khỏe.

Điều quan trọng cần lưu ý là có những người ngủ không có gối sẽ tốt hơn. Một số tư thế ngủ phù hợp với việc không dùng gối và tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện những thay đổi trong giấc ngủ của mình.

Vậy thì những ai nên ngủ kê gối?

Những ai không nên dùng gối khi ngủ? - Ảnh 1.

Nhiều người nằm sấp cảm thấy thoải mái khi ngủ mà không cần gối

Shutterstock

Người có thói quen ngủ nằm sấp. Các báo cáo cho thấy ngủ không gối có thể giúp giảm đau cổ và lưng cho một số người. Người ngủ nằm sấp sẽ tốt hơn nếu ngủ không có gối, vì góc thấp của cổ tạo sự liên kết cột sống tốt hơn ở tư thế này.

Nằm sấp khi ngủ đòi hỏi người ngủ phải quay đầu sang một bên, gây căng thẳng cho cổ. Đó là lý do tại sao nhiều người nằm sấp cảm thấy thoải mái khi ngủ mà không cần gối. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.