Bản quyền truyền hình World Cup 2014: Đừng tự dối lòng

11/04/2014 09:16 GMT+7

(TNO) Nếu không được xem World Cup thì có sao không? Có chứ! Đừng nghĩ rằng chúng ta bội thực bóng đá Anh, bóng đá Ý... các ngày cuối tuần mà World trở nên... mất giá. Cũng đừng lừa dối mình rằng sau liên tục nhiều kỳ được xem World Cup, giờ phải đối diện với một lần 'không World Cup' cũng chẳng sao...

B?u ch?n
Bạn sẽ thức đêm xem World Cup 2014?

(TNO) Nếu không được xem World Cup thì có sao không? Có chứ! Đừng nghĩ rằng chúng ta bội thực bóng đá Anh, bóng đá Ý... các ngày cuối tuần mà World trở nên... mất giá. Cũng đừng lừa dối mình rằng sau liên tục nhiều kỳ được xem World Cup, giờ phải đối diện với một lần 'không World Cup' cũng chẳng sao... 

>> Bản quyền truyền hình tại Việt Nam: Người xem lãnh đủ
>> Bản quyền truyền hình World Cup 2014: Đồng tiền và lỗ xỏ
>> Bản quyền truyền hình tại Việt Nam: Người nhà xâu xé nhau

 
Bóng đá luôn có sức hấp dẫn rất lớn - Ảnh: AFP

Tôi dám cá rằng, với dân nghiền bóng đá ở ta (và cả nhiều nơi khác trên thế giới) cái cảm giác "mù" World Cup chẳng khác gì phải sống trong thảm hoạ. Bởi bóng đá là "vua", World Cup là ngày hội của những "ông vua" cơ mà! Sức sống vật chất và sức sống tinh thần mà một kỳ World Cup mang lại cho chúng ta là điều khỏi nói ai cũng hiểu.

Hiểu như thế, hiểu tường tận như thế, vậy mà đây đó trên những diễn đàn Internet, người ta vẫn đang thăm dò và chuẩn bị phát động phong trào "nói không với World Cup" là sao?

À, là vì giá xem World Cup bây giờ "cắt cổ" không chịu nổi. Cái giá ban đầu mà MP Silva - đơn vị sở hữu bản quyền truyền hình World Cup tại Việt Nam đưa ra lên tới 10 triệu USD. Có kỳ kèo, nắn gân nhau thì giá cũng chỉ có thể giảm đến mức từ 7,5 đến 8 triệu USD là cùng (vì giá gốc MP Silva mua nghe đâu đã là 7 triệu USD rồi). Bỏ ra một khoản từ 7,5 đến 8 triệu USD để xem bóng đá trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái thì đúng là "è cổ" thật.

Thế nên khi đặt lên bàn những cái được và cái mất, người hâm mộ có lý khi nghĩ đến chuyện: nói không cùng World Cup. Và cái lý ấy lại càng có thêm động lực ở chỗ, sau một lần thấy ta cương quyết nói không (chứ không phải dùng mọi cách mọi kiểu để sở hữu bản quyền các giải đấu lớn như trước đây) thì các đối tác nước ngoài có thể sẽ không dám "ép giá", không dám  "bóp hầu bóp cổ ta" vẫn làm xưa nay.

Vấn đề nằm ở chỗ, khi dân nghiền bóng đá đã sẵn sàng nói "không" thì bản thân các nhà đài, trong đó đặc biệt là "ông anh cả" VTV có sẵn sàng nói "không" như thế? Từ những gì xuất hiện trên mặt báo thì câu trả lời là "có", thậm chí là "rất có", vì "World Cup chỉ diễn ra 1 tháng, chứ không diễn ra 10 tháng như giải Ngoại hạng Anh, nên chúng tôi rất khó kêu gọi tài trợ" như chia sẻ của một vị lãnh đạo nọ.

Nhưng từ những gì đã diễn ra trong các vụ mua - bán bản quyền truyền hình ở ta xưa nay, dễ thấy: cái người ta nói chưa chắc đã là cái người ta nghĩ, càng chưa chắc đã là cái người ta sẽ làm.

Ví dụ như vụ mua bán bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng Anh trong 3 mùa 2013 - 2016 đấy, chẳng phải ai cũng bảo "không chấp nhận mua bằng mọi giá", nhưng rốt cuộc người ta vẫn mua và mua rồi thì vẫn có cách để "lách" qua điều mình từng nói đó sao?

Vẫn trong vụ này, mấy nhà đài ở ta từng "cắt máu ăn thề" rằng chỉ quan tâm đến gói 1, chứ kiên quyết không quan tâm đến gói 3, nhưng sau khi có kẻ sở hữu xong gói 1, thì chẳng phải tất cả lại nhảy chồm chồm lên xin mua gói 3 đó sao?

Trở lại chuyện bản quyền truyền hình World Cup 2014 đang nóng hôi hổi. Mong là điều mà những người hâm mộ bóng đá chân chính đang suy nghĩ cũng chính là điều mà các nhà đài đang suy nghĩ, đó là kiên quyết không để người ngoài "ép giá" thêm lần nữa; đó là sẵn sàng một lần nói "không" với World Cup để đổi lại một tương lai dễ chịu hơn và hợp tình hợp lý hơn trong những vụ mua - bán sau này.

Chỉ sợ nhất là rốt cuộc các nhà đài vẫn "nói một đằng, làm một kiểu", vì chuyện mua - bán có thể làm lãng phí rất lớn tiền thuế người dân nhưng lại có thể làm một vài cái hầu bao nao đó, ở một vài khu vực  nhạy cảm nào đó được phình to? Cái này thì ngôn ngữ bóng đá gọi là: Cả đội thua, nhưng một mình anh vẫn thắng.

Và bóng đá Việt Nam (một trong những thứ phản chiếu của xã hội Việt Nam?) vẫn hay lặp đi lặp lại cái chuyện thắng - thua khác người này!

Trọng Tín

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.