Chuyện những người lo bữa ăn cho U.19 Việt Nam

06/10/2014 19:05 GMT+7

(TNO) Để có thể nấu bữa ăn ngon cho cầu thủ U.19 Việt Nam, họ không chỉ là những đầu bếp mà còn là những nhà thuyết khách đại tài.

(TNO) Để có thể nấu bữa ăn ngon cho cầu thủ U.19 Việt Nam, họ không chỉ là những đầu bếp mà còn là những nhà thuyết khách đại tài.

>> Trước trận chung kết với Myanmar U.19 VN tổn thất lực lượng
>> U.19 VN không dễ thắng Indonesia
>> U.19 VN chơi với đội hình 2

Chuyện những người lo bữa ăn cho U.19 VN 1
Chuyên gia Hoàng Phong - Quang Khải trao đổi với nhóm đầu bếp

Trong suốt hơn một năm qua, U.19 Việt Nam mỗi lần thi đấu quốc tế đều được chuyên gia dinh dưỡng Nutifood và các đầu bếp giỏi đi theo phục vụ, không chỉ để cho các thành viên đội tuyển có bữa ăn ngon, hợp khẩu vị mà còn phải đủ dưỡng chất nhằm đảm bảo thể lực một cách tối ưu.

Thi đấu các giải gần đây, U.19 Việt Nam thường được bố trí ở khách sạn 3 sao trở lên, nên việc để được vào bếp của khách sạn trực tiếp nấu ăn cho cầu thủ là vô cùng gian nan.

Tại Giải U.22 Đông Nam Á 2014 tại Brunei phải sau 3 lần thương thuyết, nhóm đầu bếp của Việt Nam mới được hành nghề. Bếp người Hồi giáo không thể cho người lạ vào luôn là quy định nghiêm ngặt vì ảnh hưởng đến những vấn đề tín ngưỡng. Thế nhưng, nhóm đầu bếp Việt Nam là nhóm duy nhất được ông chủ khách sạn ưu ái cho vào bếp trước sự bực tức và ghen tị của các đội tuyển khác.

Để thuyết phục được ông chủ khách sạn khó tính, hai chuyên gia dinh dưỡng đại diện Nutifood là Huỳnh Hoàng Phong và Lưu Nguyễn Quang Khải phải bay sang Brunei từ rất sớm, nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu quyết đoán của ông chủ khách sạn Grand City: “Tôi làm khách sạn đã 30 năm, nguyên tắc bất di bất dịch là người lạ không được phép vào bếp”.

Chuyện những người lo bữa ăn cho U.19 VN 2
Các đầu bếp Quốc Bình - Văn Hưng - Ngọc Phú (từ trái sang)

Tìm đủ mọi lời lẻ để năn nỉ, nhưng cũng không thể làm giảm đi sự quyết đoán của ông chủ khách sạn, cả Phong và Khải đành tặng quà đem từ Việt Nam sang rồi ra sân bay về nước.

Chừng một tuần sau, hai chuyên gia này lại mang theo đặc sản Việt Nam trực chỉ Brunei để tiếp tục “thuyết khách”, thế nhưng, kết quả vẫn là cái lắc đầu cương quyết.

Không thể dừng bước, bởi các anh biết rằng thức ăn Brunei không hợp khẩu vị người Việt Nam, nên cầu thủ rất khó ăn, thế là cả hai lại khăn gói lên đường để tìm gặp ông chủ khách sạn Grand City lần thứ 3.

Không ngờ người Việt Nam lại kiên trì, khẩn thiết và đầy thành ý như kiểu “Lưu Bị cầu Khổng Minh”, ông chủ khách sạn Grand City lần đầu phá lệ, gật đầu đồng ý, khiến cả Phong và Khải, mưng như bắt được vàng. Thế là, U.19 Việt Nam trở thành đội duy nhất được đầu bếp riêng phục vụ tại Giải U.22 Đông Nam Á.

Chuyện những người lo bữa ăn cho U.19 VN 3
Thực đơn các bữa ăn của tuyển U.19 Việt Nam rất đa dạng 

Đến với VCK U.19 châu Á tại Myanmar sắp diễn ra, kinh nghiệm từ Brunei nên Phong và Khải sang Myanmar một tháng trước để tiền trạm.

Sau khi nắm bắt được những chợ bán hàng thực phẩm tươi sống, Phong và Khải tìm đến khách sạn Royal Nay Pyi Taw, nơi đội tuyển U.19 Việt Nam sẽ đến ở để gặp người quản lý.

Vì đây là khách sạn mới khánh thành nên mọi việc cũng rất quy củ. Chuyện đầu bếp lạ vào bếp nấu ăn là điều không thể chấp nhận được, vì ngoài những chuyện khó nói, nó còn ảnh hưởng đến doanh thu của khách sạn.

Nắm được yếu tố khách sạn mới luôn lấy doanh thủ làm đầu, Phong và Khải đành chấp nhận chơi bài ngửa. Phương án 50-50 được đưa ra để thương thuyết.

Đội U.19 Việt Nam chấp nhận đặt bữa ăn tại khách sạn, nhưng chỉ đặt 50% suất ăn, 50 % khác sẽ do đầu bếp Việt Nam đảm trách. Phương án này nhanh chóng được Ban quản lý khách sạn đồng ý.

Thế nhưng, việc nấu ăn ở Royal Nay Pyi Taw cũng gặp nhiều trở ngại vì khách sạn chỉ cung cấp một bàn nấu bếp diện tích nhỏ cùng hai bếp ga dân dụng, nhưng mỗi ngày phải trả chi phí 100 USD.

Chuyện những người lo bữa ăn cho U.19 VN 4
Các đầu bếp vất vả để đội tuyển U.19 Việt Nam có bữa ăn ngon

Như vậy, để nấu được nhiều món cho đội tuyển, các đầu bếp như Nguyễn Ngọc Phú, Hoàng Quốc Bình, Nguyễn Văn Hưng phải vất vả gấp 3 lần.

Bởi để nấu cho hơn 30 người ăn mà dùng bếp ga dân dụng tốn rất nhiều thời gian và khó để đảm bảo món ăn ngon, nóng.

Hơn nữa, khách sạn không cho dùng tủ đông và tủ mát, nên mỗi ngày các anh phải đi chợ nhiều lần để đảm bảo thực phẩm luôn tươi ngon. Với những hải sản như tôm càng, cá ngon, ở Nay Pyi Taw không có, thì các anh đặt mua tận Yangon để chế biến cho cầu thủ.

Trong khó khăn, mới thấy những món ăn tươm tất của ê-kip đầu bếp nhà hàng Mùa Vàng dọn ra đã được các anh chăm chút như thế nào.

Hỏi về những trở ngại khi nấu bếp tại xứ người, các anh đều vui vẻ: “Chúng tui cũng mê mẩn cách chơi bóng fair-play của U.19 Việt Nam, nên được nấu ăn cho họ là vui lắm rồi, còn mọi trở ngại đều là chuyện nhỏ”.

Bài, ảnh: Quang Huy - Độc Lập

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.